Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Công năng, công đức Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nhu Thuận đã viết:Thành thật cám ơn Tây Phương Tịnh Sỉ với đôi dòng khuyến tấn, khích lệ.

Công năng Gia Hạnh Phổ Hiền : Gia hạnh có nghĩa là học tập thêm những điều mới, làm tăng trưởng Hạnh lành, hạnh tốt, hạnh thiện, ở đây là Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, bậc được tôn xưng là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Với hửu vi pháp, là biến cải những người bình thường, sau khi Gia Hạnh Phổ Hiền, thành con người sống một đời sống đạo đức hơn, ý nghĩa hơn, có cái nhìn vì tha nhân, kính trọng mọi người, ngợi khen những điều lành, thiện, tốt đẹp của mọi người làm cho mọi người, không tự cao, ngã mạn, đố kỵ. Thấy lỗi mình, không tìm, không thấy lỗi người, và luôn sám hối lỗi mình ba thời, quá khứ, hiện tại, vị lai, dù vô tình hay cố ý.

Đôi khi, chúng ta thấy, có những người thường đi chùa lễ Phật, nhưng về nhà thì mắng mẹ, chửi cha, anh em bất hòa gây không biết nhiêu bao buồn khổ cho cha mẹ. Hạng người như vậy không nên đi chùa, không nên xưng tán, ca tụng Như Lai. Ca dao VN có câu: "Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha, kính mẹ hơn là đi tu", là nhắc nhở hạng người nầy.

Với xã hội, người Gia Hạnh Phổ Hiền là người tự giác chấp hành Pháp luật, không bài xích, khích bác một ai, vì không tìm, không thấy lỗi xấu của người. Vì kính trọng mọi người nên được mọi kính trọng, vì thương mến mọi người nên trở thành hiền thiện. Một người Gia Hạnh Phổ Hiền thì một gia đình hạnh phúc, một làng gia hạnh Phổ Hiền thì một làng tiến bộ cho đến một quốc gia nếu Gia hạnh Phổ Hiền thì quốc gia ấy sẻ thái bình, thịnh trị.
khuyết danh đã viết:Một phiên tòa thật cảm động tại Indonesia (Câu chuyện có thật).
Hình ảnh

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên tòa này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Hạnh của Vị Chủ Tọa Phiên Tòa giống hạnh Bồ Tát Phổ Hiền.
Trong kinh sách có hàng ngàn ngàn lời hay ý đẹp... Học không hết, hành hết kiếp cũng chưa xong.

Tâm thì muốn tốt, tánh lại bảo là không. Điều này có ai nói là không phải. Hay tâm sao thì tánh vậy!

Đạo hữu có cách nào thu thập hay nhiếp phục được cái tánh hay không ?


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính chào Đạo Hửu Thien Nhan (Cầu Pháp).
Đã lâu không dịp chuyện trò, lúc rày thân tâm thường an lạc ?
Kính chúc ĐH luôn an lạc trong ánh từ quang Chư Phật.
Riêng tôi, "còn uống thuốc vì còn bệnh, còn bệnh là còn uống thuốc".
Thien Nhan đã viết:Trong kinh sách có hàng ngàn ngàn lời hay ý đẹp... Học không hết, hành hết kiếp cũng chưa xong.
Tôi nghĩ :Chúng ta nên gia hạnh Phổ Hiền thứ 8 là "Thường tùy Phật học", Bồ Tát thì học hết cả 84.000 pháp môn, pháp môn nào cũng trọn vẹn, còn chúng ta nguyện chỉ cần học một pháp môn thôi và học cho tới tận cùng, kiếp này chưa xong nguyện kiếp sau học tiếp, nếu kiếp sau vẩn chưa xong nguyện kiếp tới nửa, tiếp tiếp như vậy, cho đến "bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con".
Xưa, Phật Thích Ca, đã trải qua vô lượng kiếp hành Bồ Tát đạo, cho tới kiếp sau cùng là Thái Tử Tất Đạt Đa, trọn tu thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Kinh Hiền Ngu đã viết:Đời quá khứ cách đây đã lâu lắm có đến vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp không thể dùng tâm suy nghĩ và lời nói mà tính được. Cũng Châu Diêm Phù này, có một nước lớn gọi là Ba La Nại, ông vua nước ấy tên là Ca Lợi cũng thời đó có một vị đại tiên tên là Sàn Đề Bà La và cả thảy năm trăm đệ tử ở trên một quả núi tu theo phép nhẫn nhục.
Một hôm nhà vua nước ấy cùng với phu nhân, thể nữ, quần thần vào núi để du ngoạn: Săn bắn các thú vật, bày các cuộc vui, uống rượu, ăn thịt, các thể nữ múa hát, làm cho nhà vua vui tai, thích mắt, thỏa thích với dục lạc, rồi tiệc rượu, nhà vua nằm nghỉ nhọc dưới gốc cây, thừa cơ ấy các cô rủ nhau đi xem hoa trong rừng, tới một hang núi, thấy ông Sàn Đề Bà La đương ngồi yên tĩnh có vẻ trầm tư suy xét, các cô này thấy ông đạo mạo với nét mặt siêu phàm, ngoài cuộc trần tục, nên các cô sinh lòng kính trọng! Hái các thứ hoa tung lên cúng dàng rồi ngồi xúm lại xung quanh để nghe thuyết pháp.
Khi hết hơi men nhà vua thức dậy, nhìn xung quanh không thấy một người con gái nào hầu cạnh, ông nổi giận quá đứng phắt dậy, cùng với bốn ông quan đại thần đi tìm, một lát tới chỗ ông Tiên, thấy bọn các cô đang ngồi vây quanh trước sau, nhà vua cất tiếng la lớn, các cô này sợ hãi chạy dạt ra, nhà vua tới trước chỗ ông Tiên hỏi rằng:
- Nhà ngươi đã đắc định Tư Không chưa?
- Thưa chưa được.
- Nhà ngươi đã được Tứ Vô lượng Tâm chưa?
- Thưa chưa được.
Nhà vua lớn tiếng nạt rằng:
- Từng ấy công đức đều nói chưa được, như vậy, nhà ngươi có hơn gì kẻ phàm phu, thế mà dám ngồi chung với những đứa con gái này ở nơi vắng vẻ tin sao được?
Ông Tiên lặng yên không đáp lời nào hết, nhà vua lại hỏi:
- Ở đây người là người thế nào? Tu đạo gì?
- Thưa! Tôi tu theo hạnh nhẫn nhục!
Nhà vua có vẻ tức giận rút kiếm ở sau lưng ra nói:
- Nhà ngươi tu nhẫn nhục ư! Nhẫn nhục để ta thử xem ngươi có nhẫn nhục đựợc không?
Nói xong chém phắt hai cánh tay ông Tiên rơi xuống đất, rồi hỏi tiếp:
- Đã nhẩn nhục được chưa?
Tiên đáp: - Nhẫn nhục được!
Ông laị chém phát hai nhát vào hai vế đùi nhả ra, rồi hỏi tiếp:
- Đã nhẫn nhục được chưa?
- Nhẫn nhục được!
Nhà vua lại xẻo hai tai và mũi trông rất ghê sợ. Tất cả quan quân thể nữ, nhìn thấy nhà vua quá ư ác nghiệp với ông Tiên ai cũng sám đen mặt lại, nhưng không dám can ngăn, vì sợ cơn ghen của ông đương bộc phát, song họ nhìn thấy ông Tiên nét mặt bình tĩnh không chút biến đổi.
Nhà vua đứng ngước mắt nhìn xem ông Tiên này có phản kháng với mình gì không? Nhưng không.
Ngay giờ phút ấy quả đất tự nhiên rung động sáu lần, năm trăm vị tiên đệ tử theo Ngài tu học bay vót lên hư không ngó xuống hỏi rằng:
- Lạy thầy! Thầy bị đau khổ như vậy có khỏi mất tâm nhẫn không?
Đáp: - Tâm ta vẫn bình tĩnh và cũng là tăng thượng duyên cho tâm nhẫn của ta lại càng thêm vững chắc!
Tới đây ông vua đã từ từ hạ cơn ghen, nhìn thấy ông Tiên vẫn thản nhiên, sự nhẫn đã thế, lại còn sự đau cũng không thấy hoài tâm, dịu giọng hỏi:
- Nhà ngươi tự nói tu phép nhẫn nhục lấy gì làm bằng cớ, cho có sự thật?
Đáp: - Ta không nói nhà vua cũng thấy được sự thật của ta, một là ta không khuất phục dưới thế lực áp bức bất minh thiếu nhận xét, hai là ta không quan tâm đến lưỡi kiếm của nhà vua chém ta, và ta cũng không có ác niệm gì đối với sự hung tàn của nhà vua, muốn biết rõ sự thật ta sẽ nguyện rằng: Nếu quả ta có thực hành đạo nhẫn nhục, huyết sẽ biến ra sữa, thân sẽ bình phục như cũ.
Đại Tiên nói xong, huyết tự nhiên biến ra sữa, thân thể lại hoàn toàn như xưa.
Nhà vua thấy sự nhẫn nhục của đại tiên hiển nhiên quá! Cảm động quá rùng mình, sởn gáy, sợ toát mồ hôi! Là mình đã quá ư nóng giận với tâm mê chấp tham dục nếu ta không xin lỗi sẽ bị chiêu họa.
Nhà vua vội vất kiếm xuống đất, quỳ trước mặt đại tiên thưa rằng:
- Thưa đại Tiên, chúng tôi hiểu lầm, vì quá si mê nên hôm nay đối với Ngài một cách quá đáng, vô nhân đạo, cúi xin Ngài tha thứ nhận lòng thành sám hối của tôi.
Đại Tiên đáp: Hôm nay nhà vua cũng vì nữ sắc, quá giận dùng kiếm chém ta tâm nhẫn của ta như đại địa, ta thề rằng sau khi ta được thành Phật ta sẽ dùng tuệ đao, chém ba cái độc, tham, sân, si cho nhà vua trước.
Nhà vua thấy Đại Tiên đã hoan hỷ tha thứ, và nhận lời tạ lỗi của mình, vái chào ra về.
Lúc ấy trong núi có các bộ Long, Vương, bộ quỷ thần thấy vua Ca Lợi vô cớ làm huỷ nhục vị Đại Tiên, tức giận nổi cơn lôi đình làm cho mây khói u ám rợp trời, sấm sét vang dội, ý muốn hại vua và đánh chết họ hàng nhà vua cho bằng hết.
Đại Tiên thấy thế ngửa mặt lên trời nói rằng:
- Các ông nên buông lòng bao toả khắp muôn loài, nếu có thiện chí với tôi, bênh vực tôi, thì xin đừng làm hại nhà vua!
Từ đó vua Ca Lợi, tự hạ mình xuống như người đệ tử tôn kính Đại Tiên như thầy, luôn luôn đến thăm viếng cúng dàng, cũng có lúc mời về vương cung giảng dạy.
Thời ấy cũng có một bọn Phạm Chí chừng ngàn người tu theo tà đạo, thấy vua Ca Lợi kính trọng biệt đãi vị Đại Tiên, sinh lòng ghen ghét thuê người lấy phân trát lên toà ngồi của Đại Tiên, lúc vắng mặt, đã nhiều lần nhưng không biết rõ kẻ nào có tâm nham hiểm xấu xa, một thái độ đê hèn; sau cùng do sự điều tra chắc chắn của nhà vua, bắt được những kẻ gian ác đem ra tra hỏi, chúng tự xưng là bọn Phạm Chí mướn. Lập tức vua Ca Lợi hạ lệnh bắt hết nhóm Phạm Chí lại cung môn.
Đại Tiên vốn lòng từ bi và đương thực hành đạo nhẫn nhục, nên xin vua tha tội cho họ. Trước nhà vua và đại chúng, Đại Tiên phát thệ rằng:
- Tôi vì chúng sinh tu hạnh nhẫn nhục tích góp công phu không lười mỏi, để cầu thành Phật, sau khi được thành tựu, tôi sẽ lấy nước pháp trí tuệ tẩy trừ cho hết trần cấu uế dục lũ các người này được trong sạch trước.
Tới đây Phật nhắc lại cho tôi hay rằng:
- A Nan! Ông Sàn Đề Bà La thuở đó chính là tiền thân của ta, vua Ca Lợi nay là ông Kiều Trần Như, bốn quan đại thần thuở đó nay là bốn vị Tỷ Khưu cùng nhóm với ông năm người, còn ngoài đạo Phàm Chí lúc đó nay là ông Uất Tỳ La Ca Diếp và ngàn vị Tỷ khưu này.
Thien Nhan đã viết:Tâm thì muốn tốt, tánh lại bảo là không. Điều này có ai nói là không phải. Hay tâm sao thì tánh vậy!

"Tánh" theo ý ĐH là thói quen?
Nếu là thói quen tức là "nghiệp", vì nghiệp thật sự là thói quen, tích tập lâu dần thành nghiệp.
Nghiệp này cản trở "tâm" muốn làm việc tốt, việc thiện thì nó là chướng rồi, nên nói là nghiệp chướng.
Vậy nên gia hạnh thứ 4 của Bồ Tát Phổ Hiền, "Sám hối nghiệp chướng". Muốn sám hối nghiệp chướng thì phải có tâm xác tín, Kính tín Chư Phật, kính tín Tam Bảo. Kính lể Chư Phật mười phương, ba đời thành tâm sám hối cho đến khi nào tâm tánh đều muốn làm việc tốt, việc thiện.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:53 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Tây Phương Tịnh Sỹ 0126 đã viết:A Di Đà Phật,
TPTS xin được thay mặt bạn đồng tu sơ cơ chân thành cảm ơn Bậc Đạo Hữu Nhu Thuận đã từ bi tiếp tục chia sẻ những trải nghiệm cùng Tâm đắc của bản thân để TPTS cùng những quý Liên hữu đi sau học hỏi và thực hành.
Qua câu chuyện trên, TPTS kính xin Bậc Đạo Hữu Nhu Thuận chia sẻ sâu thêm Biểu Pháp của đoạn văn rất quan trọng này:
" Ngay giờ phút ấy quả đất tự nhiên rung động sáu lần, năm trăm vị tiên đệ tử theo Ngài tu học bay vót lên hư không ngó xuống hỏi rằng:
- Lạy thầy! Thầy bị đau khổ như vậy có khỏi mất tâm nhẫn không?
Đáp: - Tâm ta vẫn bình tĩnh và cũng là tăng thượng duyên cho tâm nhẫn của ta lại càng thêm vững chắc!"
TPTS, xin cảm tạ và cung kính mong chờ.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Kính chào Tây Phương Tịnh Sỉ cùng quý đạo hửu.
Thật tình thì tôi cũng là người Sơ cơ học đạo, nay có duyên hảy cùng nhau chia sẻ. Nguyện Bồ Tát Phổ Hiền hộ trì cho tôi cùng quý Đạo Hửu.
Thưa, quả đất tự nhiên rung động, đây chính là tâm địa năm trăm vị tiên đệ tử rung động và rung động sáu lần tức là sáu căn lần lượt rung động. (thường hay dụ quả đất là tâm địa)
Đây xin nói ngoài một chút, thưa, khi có một Vị tu hành Chứng quả, thường ta nghe nói rằng, quả đất rúng động, nhạc trời trổi khúc hoan ca. Nghĩa là, khi chứng ngộ rồi tự nhiên tâm địa hành giả bỗng rúng động (hơn cả ngàn lần độ rích_te), và tiếng gió thổi, tiếng lá bay, tiếng xe chạy, tiếng chửi lộn của hàng tôm, hàng cá,..., hay bất tiếng nào trên thế gian này lọt vào tai hành giả chứng ngộ thì bỗng nghe như tiếng nhạc trời trổi khúc hoan ca. (điều này ai tu nấy biết, Tôi chưa biết)

..."bay vót lên hư không lớn tiếng hỏi" , là ý nói rằng năm trăm Vị Tiên đệ tử không trụ vào đâu cả, không trụ vào tâm giận dử, tâm sân hận, tâm oán giận,..., mà lớn tiếng hỏi.

Năm trăm Vị tiên đệ tử, là năm trăm vị Đại Bồ Tát thường theo hầu Phật sau khi chứng Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, trong đó có Ngài Phổ Hiền là Trưởng Tử (Vị Đệ Tử trên hết).

Đáp: "Tâm ta vẫn bình tĩnh, và cũng là tăng thượng duyên cho tâm nhẫn của ta càng thêm vững chắc"
Thường nghe nói "Thuận duyên" hoặc "nghịch duyên", nhưng dùng dao chém không phải chết mà chỉ là cụ̣t tay, xẻo thịt thì đây quả thật là "thượng duyên" cho Bồ Tát hành tâm nhẫn, và Bồ Tát lại cho là như vậy "Tăng trưởng" thượng duyên cho tâm hành pháp Nhẫn của Bồ Tát, tức là không oán hận mà trở nghịch lại là "cám ơn" và nguyện khi thành chánh quả sẻ độ cho người ấy trước tiên.

Quả thực chuyện không thể nghỉ, không thể bàn.

Tôi cũng còn sơ cơ non kém, nếu có gì sai hay nhầm lẩn xin quý Đạo Hửu hoan hỉ chỉ dạy thêm.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:54 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

A Di Đà Phật

Cảm tạ những lời chỉ dạy của huynh Nhu Thuận cùng huynh Tây Phương Tịnh Sỹ. Hai huynh đã mở rộng nghĩa lý trong kinh và dẫn dụ cho người đọc thấy được một mặt nghĩa lý trong kinh điển.

Đệ theo dõi chủ đề này nhiều lần nhưng tự biết mình không đủ kiến giải để tham gia nên chỉ đọc để học hỏi hòng có được lợi ích cho mình trên con đường tu tập.

Đệ cũng xin up video phim hoạt hình về Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát.
https://www.youtube.com/watch?v=sIqHRdmx4sk

Nguyện kết duyên lành với tất cả chúng sanh, nguyện cùng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:54 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Công năng Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính Tây Phương Tịnh Sỉ, Đạo Hửu tuniemphat, cùng tất cả Đạo Hửu Gia Hạnh Phổ Hiền.

Điều mà TPTS trình bày, đây là "trí tuệ", nhưng chưa phải là cái "trí tuệ" cần tìm của hành giả tìm cầu giác ngộ, dù vậy cũng rất cần thiết cho tư duy, tư duy điều gì nên làm và tư duy điều gì không nên làm, tư duy thế nào là chánh pháp nên theo, tư duy thế nào là tà pháp nên tránh xa. Đây là "trí tuệ" có được qua học hỏi từ Thầy, bạn, từ kinh sách. là Trí tuệ "Hậu phát". (có học mới biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia,..., biết vi tính, lên mạng,...)

Cái hành giả dụng công miên mật tìm kiếm, là "Vô sư Trí", là "Trí tuệ Bản Nhiên" (đừng lầm là "bản năng", vì bản năng là tính người, tính chúng sanh, chẳng phải là Tính Phật), "Trí Bát Nhã", "Phật trí".

Khi dụng công cần dẹp qua một bên, "kiến thức" của mình, cái thâu tóm được ở đời, kinh nghiệm phân biệt tốt xấu. Và khi đã dẹp sạch rồi thì "Vô sư trí" mới có điều kiện nảy mầm, đâm chồi, sanh bông, kết quả.

Cũng đừng bám chặt vào kiến thức thâu lượm được, tự hào, ngã mạn, mà phải nương vào thệ nguyện của mình, nương nơi Thiện Tri Thức, nương Phật, Bồ Tát.

Công năng Gia Hạnh Phổ Hiền, về Vô Vi Pháp, miên mật, không dừng nghĩ, không ba bửa nắng bảy ngày mưa, chậm, đều, mà chắc, thì cũng phát hiện ra "Vô sư trí" của chính mình. Cứ, Kính lễ Phật, xưng tán Như Lai, rộng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỷ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sanh, phổ giai hồi hướng, thì phát hiện ra "vô sư trí" thường trụ sẵn trong ta, lấp ló thập thò, từ từ hiện rỏ.

Gia Hạnh Phổ Hiền, thấy là đơn giản nhưng công năng, lợi ích không thể nghỉ bàn, suy tính được. Tầng cạn là phát triển Từ Bi, lợi ích thiết thực trong cuộc sống, nhưng tầng sâu thẫm là vén mây mù cho "Bản nhiên trí tuệ" lần tỏa sáng, là lặng lắng nghiệp chướng cho "Bản nhiên trí tuệ" từ từ trong suốt.

Phật Tánh tuy đồng nhưng không ai tu giùm ai được.

Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Xin kính chào cô Nhu Thuận và quí vị đồng đạo.
(Nếu tôi có viết sai về giới tính, thì xin lỗi và sửa lại.)

Nhân đọc bài này của cô và có một sự trùng hợp bài của TN về sự khác biệt giữ Trí nhớ và Chánh Niệm.
Nên rất có hứng thú với bài này. Hy vọng không làm mất sự lạc đề và hứng thú của quí độc-giả.

Khi khán giả vổ tay thì chưa chắc vì khán giả hiểu hết ý được người nghệ sĩ biểu diễn (hát hay hay không...) Cũng vậy, chỉ có người nghệ sĩ với nghệ sĩ biết là mình có rớt nốt nhạc hay không mà thôi. Như vậy đoạn trích dẫn này.
Cái hành giả dụng công miên mật tìm kiếm, là "Vô sư Trí", là "Trí tuệ Bản Nhiên" (đừng lầm là "bản năng", vì bản năng là tính người, tính chúng sanh, chẳng phải là Tính Phật), "Trí Bát Nhã", "Phật trí".
khơi khơi cũng khó hiểu tận tường, mà phải đọc toàn bản văn, tư duy lại nội dung và sự ứng dụng của một số từ ngữ phổ thông và từ ngữ Phật học.
Kế tiếp là sự sai biệt của lý thuyết và thực hành.


Do đó, tôi đã đem áp dụng hai từ ngữ với nhau.

Nhưng một số luận giả còn cho là ấm đầu, hi hi già rồi. Lở có nói sai thì sửa lại.
Trí nhớ có phải là trí tuệ tính toán của con người hay không ? Dùng trí tuệ này học Phật thì có thể tiến đến ''Vô sư trí'' được không, xin cô giải đáp ?

Riêng về lý chân đế. Tôi cho rằng Trí nhớ là một vật chất tạo ra, khi nó lên phòng mổ, Người bác sĩ muốn cho thân tâm thành một vật vô tri, chỉ cần dích chất sám ra khỏi võ não... Là xong, hết một đời người. Có phải đúng vậy hay không.

Còn Chánh niệm thì mới thật là chân tâm, tuy nghĩa thường là trí nhớ, nhưng nó thuộc về chân đế, nếu đi xa thêm bằng tuệ học, và phát huệ bằng thiền định (Thiền Chỉ Quán/Minh sát tuệ) thì nó có phải là ''Trí Vô Sư'' mà Cô Nhu Thuận đã viết ở chủ đề này hay không ?

Hy vọng sẽ không làm nhạt nhẽo về lối suy nghĩ ấm đầu của TN. Ha ha.
Riêng về bài hồi âm trước của Cô. Vì...
Thời gian có giới hạn, tn không hồi âm được đúng lúc. Cô cho tn này hẹn lại nhé. Thành thật cáo lỗi.

Thân, TN.
Xem bài bình luận về Trí Nhớ và Chánh Niệm ở diễn đàn này.
Tóm lại:
Thân Tâm chính thị là vật chất 100% đối với Y Khoa và các nhà khoa học.
Thân Tâm có thể chia làm hai phần đối với đạo Nho Lão Khổng và các ngoại đạo khác. Họ có thể chấp thường kiến/đoạn kiến Tâm có thật, tâm là trái tim, tâm là siêu hình...http://www.phattu.com/showthread.php/34 ... #post72427

Nhưng đối với người có học giáo lý thì từ ngữ thân tâm nào có giống như trên không, Xin các bạn cho biết đi?
Trong nhà Phật, người Phật tử càng thâm hiểu kinh giáo thì sự suy tư về thân tâm càng cao. Và có thể làm chủ sống chết được, là tu hay tu dở là ở chổ này.
Khi tôi mới học thì phân tách thân tâm giống như điều tôi viết như trên.
Thêm thời gian chấp có tâm thiện có tâm ác. Phân biệt lý nhân quả, nhân duyên...
Thêm thời gian nữa thân tâm: Thân là sắc pháp, còn tâm là của 4 ấm (thọ tưởng hành thức). Không thật có. Điều là nhân duyên mà kết hợp với nhau.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 13/03/14 01:20 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Công năng Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:54 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngay từ lúc đọc bài viết đầu tiên, tôi chỉ đứng lấp ló ngoài cửa nhìn vào và theo dõi, chứ hổng dám hỏi vì sợ làm đứt quãng mạch sống của bài viết.

Nay việc của đạo hữu Nhu Thuận đã xong, nên tôi xin được phép vào nói lời cám ơn Nhu Thuận đã bấm nút "Cám ơn" cho những bài viết trong cuốn sách "Cành Triêu Nhan" của thầy Thích Phước Tịnh. Thấy cái tên phía dưới của mỗi bài được cám ơn mà không hiểu Nhu Thuận là ai. Nay xem phần lý lịch tạm bên góc phải dưới cái nick "Nhu Thuận", ngày gia nhập diễn đàn là 23 tháng 1 năm 2008, thì ra đây là một bậc tiền bối ẩn tu trong này đã lâu nay mới xuất hiện. Văn phong của bài viết sao giống những lời giảng của thầy Thích Phước Tịnh mà tôi đã hân hạnh được nghe trong một khóa tu năm ngoái tại Trung Tâm Vạn Hạnh quá. Hay có có lẽ Nhu Thuận chính là thầy Phước Tịnh không chừng!

Dù phải hay không phải, kính xin chân thành đảnh lễ! tangbong tangbong tangbong

Bài "Mười nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền" tôi cũng có đọc qua trong phần cuối cuốn kinh "Địa Tạng Bồ tát" do đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh lược giảng. Nay đọc những bài viết trên, được hiểu biết thêm rõ ràng...

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:54 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách