Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Nhất giả lể kính Chư Phật.

Khi chưa biết, chúng ta lể bái, cung kính Phật, chỉ là lạy Phật quá khứ, là cỗ Phật. Chưa từng biết và cung kính Phật hiện tại và Phật tương lai.

Lạy Phật hiện tại và vị lai là cung kính tất cả những người xung quanh ta và duyên đến với ta.
Kính Phật bao nhiêu thì phải kính trọng và thương người chung quanh ta, đến với ta bấy nhiêu.Những người xung quanh ta, ta đều kính trọng, dù họ tốt hay xấu như thế nào thì ta đều kính trọng họ. Kính trọng họ không có nghĩa là giao du

Ta kính trọng họ thì ít nhất họ củng nghĩ tốt về ta, đó là điều tất nhiên. Họ nghĩ tốt về ta, thì nghĩ tốt về Đạo Pháp của ta, từ đó nghĩ tốt về Phật, kính trọng Phật. Đây là Nhất giả lể kính Chư Phật, làm được vậy là ta không những chỉ lể kính Chư Phật mà những người xung quanh ta cũng kính trọng Chư Phật.

Kính Phật bao nhiêu thì ta thương người bấy nhiêu, ta là trung gian lấy tình thương cũa Đức Phật mà trang trải cho trần gian đầy khổ đau naỳ.

Kính lể Phật bao nhiêu thì ta phải xữ sự với những người chung quanh, với người có duyên đến với ta, tốt bấy nhiêu, làm được chuyện này là Phật hoan hỷ. Cho nên, lạy Phật ở Chùa mà ta không cãm được Tâm của Phật thì hành động chúng ta sẻ sai trái đi.

Ta chỉ biết lễ kính Chư Phật, còn chung quanh ta thấy toàn là chúng sanh, Ma quỷ . Ta không kính trọng những người xung quanh, mà có khi chà đạp họ, khi dể họ, coi thường họ… Cái hại trước nhất ta bị thiệt thòi trong cách sống, trong quan hệ, có khi còn bị khinh miệt dù họ không nói ra, và chê bai ta, cho rằng ta mê tín dị đoan… đây là tội phá Pháp. Dù không trực tiếp phá, nhưng ta đã làm cho người xung quanh, nghe thấy, cho nên không còn tin vào Chánh Pháp.

Có một bà đi đến Chùa Lể Phật, bà trả tiền anh xích lô chở bà, bà tính từ đồng, từ cắc. Anh xích lô bất mản nói rằng: “Bà đem tiền cúng cho mấy Thầy Chùa ăn, còn tui chở bà đi, bà không muốn trả tiền”. Bà tức quá mới gây sự với anh xích lô .

Khi bà vô lể Phật rồi, thì bà mới kể cho HT trụ trì nghe chuyện này, bà nói: “Con mới làm cho nó một trận rồi.”

Nghe rồi, HT nói : “Bà làm như vậy là sai, thay vì tiền đem cúng Phật, bà cho anh xích lô này đi, đây là cách tốt hơn. Thay vì nói “Đây là tiền tôi dự định cúng Phật, nhưng thấy anh đạp xe cực khổ quá nên trả thêm cho anh một phần, còn lại một phần tôi cúng Phật.” Như vậy cả hai đều vui vẻ. Thầy chùa củng không bị chữi. Chư Phật củng hoan hỉ

Anh xích lô sẻ có ý niệm tốt về bà, nhiều lần như vậy sẻ phát tâm tin Đạo Pháp, và kính tín, quy ngưởng Tam Bảo. Thế là bà đã “độ” được một người.” Hạnh Bồ Tát là như vậy.

Nhị giả Xưng tán Như Lai.

Xưng tán nghĩa là ca ngợi Đức Phật. Nghĩa là ca ngợi tán thán công hạnh Chư Phật mười phương, ba đời. Công hạnh của Chư Phật là công hạnh viên mãn tức là tròn đầy rồi, chúng ta có ca ngợi thì công hạnh Phật chẳng thêm, không tán thán thì củng chẳng bớt. Đó là những Vị Cổ Phật.

1/ Chúng ta biết ca ngợi Đức Phật thì chúng ta cũng phải biết ca ngợi những việc làm tốt, những việc làm thiện, những việc làm hay, giỏi của những người xung quanh ta, duyên đến với ta. Đây là những Vị Phật vị lai.

Con người không phãi lúc nào củng làm việc xấu ác, mà trong đó lẩn lộn thiện và ác. Và con người thường hay che đậy chổ khuyết chổ xấu ác của chính mình, thường hay tự hào việc làm tốt, việc thiện, nên nhân gian có câu tốt khoe xấu che là ý nầy. Chúng ta chỉ ca ngợi những việc làm tốt, những việc thiện mà không đã động gì đến việc xấu ác của người, thì từ đó người sẻ có cãm tình với ta và có ý niệm tốt về ta, nếu chúng ta là bậc tu hành xuất gia thoát tục, thì người sẻ có ý niệm tốt về Đạo, sanh lòng kính tín quy ngưỡng Tam Bảo . Đó là chúng ta học và làm theo hạnh thứ 2 của Bồ Tát Phổ Hiền là xưng tán Như Lai.

2/ Xưng tán Như Lai, thì chúng ta phải Tịnh ba nghiệp thân khẩu ý và bằng trực tâm của chúng ta để ca ngợi, tán thán công đức Chư Phật mười phương , ba đời.

Người đời có nhiều cách ca ngợi, hai vỏ sỉ đánh nhau trên vỏ đài, một bị đánh chín phần chết, một phần sống, thế là khán giả vỗ tay hoan hô, đó là cách ca ngợi của quỷ ma. Người đời hay ca ngợi, ông đó bà đó giàu ghê, nhưng thật ra không biết ông đó, bà đó dùng cách nào để giàu. Người đời thường tự hào (tự ca ngợi mình) "Bà đây chửi lộn là số 1, đố ai dám chửi lộn với bà" . Đó là những cách ca ngợi với tâm điên đảo.

Rồi đến Chùa dụng cái tâm điên đảo này để ca ngợi tán thán Như Lai, thì thật là hủy báng Như Lai, chứ không còn xưng tán Như Lai. Như người con ăn cướp mà khen nức nở cha mình, thì cha mình là đại tướng cướp rồi vậy.

Chúng ta thường xưng là Phật Tử, nghĩa là con Phật, thường tán thán ca ngợi công hạnh Chư Phật, thì chúng ta nên tự mình sữa đỗi tánh tình của mình sao cho xứng đáng danh Phật tử, sao cho "bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con", "ở mọi người mến, đi mọi người thương", làm như vậy mới thật là tán thán ca ngợi, và hơn là cả trăm nghìn lần xưng tán Như Lai. Vì công hạnh Chư Phật mười phương đã viên mãn, có xưng tán thì cũng không thêm, không xưng tán thì củng không bớt đi.
Đây là hạnh thứ 2 của Bồ Tát Phổ Hiền.

Tam giả quảng tu cúng dường.

Là hảy mở rộng lòng ra, cứ mở rộng lòng ra, với Phật thì không cần phải "xấu che tốt khoe" gì cã, mà tu hạnh cúng dường.

Cúng dường có ba hạnh tốt, vật phẫm cúng dường, kính tín cúng dường và công hạnh hồi hướng cúng dường. Và cã ba hạnh này đều có công đức như nhau, nếu tâm ý khi cúng dường thanh tịnh.

1/ Vật phẫm cúng dường, là hương đăng hoa quả, tài vật, tiền của. Phật là "bất động tôn", không còn hưởng những thứ ta cúng nửa, nhưng Chư Phật cãm ứng tâm thí chủ, đây là cách thọ dụng của Chư Phật. Bồ Tát và hàng Tứ Thánh củng vậy chỉ hưởng hương đăng, chỉ còn phàm Tăng là thọ dụng vật thực và thọ dụng tri túc thiểu dục.

Ta cúng dường là để duy trì, mỡ rộng chánh Pháp cho mọi chúng sanh đều có cơ hội như ta tiếp cận, phát tâm cầu đạo giãi thoát. Xây một ngôi chùa, bỏ tiền ấn tống kinh sách, vật phẫm y bát để phàm Tăng duy trì thọ mạng hoành pháp độ sanh.

2/ Kính tín cúng dường. là chí tâm thành kính Chư Phật củng là hạnh cúng dường. Chư Phật cãm ứng tâm giao tâm mà thọ dụng.

Tích xưa, kể rằng. Bà Thanh Đề là mẹ Mục Kiền Liên với tâm thành kính Chư Phật bà mới lột từng hạt lúa sao cho được một chén gạo để dâng cúng Phật. Chỉ bao nhiêu đó thôi là Phật đã cãm ứng tâm bà. Phật hóa hiện báo mộng cho Sư trụ trì biết trước để nghinh đón đại lể có một không hai. Hôm đó, Sư trụ trì bận Phật sự, mới bảo chúng đệ tử thay Sư nghinh đón đại lể. Chúng đệ tử tưởng là Quan chức cấp cao tới cúng vàng bạc lụa là, chờ hoài không thấy chỉ thấy bà lảo ở cổng chùa xin vào cúng Phật chén gạo lức, phiền phức nên đóng cửa cổng Chùa cho xong chuyện.

Ấy là tâm thành kính Chư Phật củng là một hạnh cúng dường.

3/ Công hạnh hồi hướng cúng dường. Là chúng ta thực hành như lời Phật dạy, không làm việc ác, làm tất cả việc thiện, tự lắng trong tâm ý mình, như vậy củng là cúng dường Chư Phật. Thấy người cơ nhở giang tay cứu giúp kiểu lá rách đùm lá nát, không tham của không cho, nói lời hòa ái kính trọng...

Công hạnh cúng dường này bao la nhưng là thực tế nhất, làm cho Đạo đi vào Đời một cách lặng lẻ mà tỏa sáng nhất, tỏa hương thơm kỳ diệu nhất.

Cúng dường vật phẫm để làm gì ? Có phải là để mọi chúng có cơ hội tiếp cận Chánh Pháp, để Chư Tăng hoành pháp độ sanh. Chánh Pháp là làm tất cả việc thiện, không làm việc ác, tự lắng trong tâm ý của mình, và Chư Tăng hoành pháp độ sanh củng không ngoài những ý đó.

Đạo phải đi vào đời một cách thiết thực, chúng ta không nên coi Đạo là huyền bí, cao siêu. Đạo chính là Đời đã được Phật hóa.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:53 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Cám ơn lời chia sẻ của Đạo Hửu Tây Phương Tịnh Sỉ.

(tiếp)

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Là sám hối tất cả nghiệp nhân, nghiệp quả trong ba đời, Đạo gọi là nghiệp chướng.

Nên hiểu "chướng" là trở ngại, cản trở, để tìm về chánh pháp, một người có gia đình đói khổ, bất hòa... là nghiệp chướng và một người có gia cảnh đầy đủ, hạnh phúc nhưng vì đầy đủ vì hạnh phúc quá nên không tìm về Chánh Pháp thì đó cũng là nghiệp chướng.

Chúng ta do vô minh tạo ra không biết bao nhiêu nghiệp nhân đời quá khứ, nên hiện tại phải thọ nghiệp quả, có quả đã hiện ra và có quả đang chờ đủ duyên để hiện. Và cũng do vô minh mà hiện tại chúng ta cũng đang tạo nghiệp nhân cho đời vị lai.

Vì vậy, khi chưa sáng tỏ bản tâm thanh tịnh vốn có, thì cần phải sám hối, và khi hành mà khởi tâm, dụng tâm, tạo nghiệp nhân đời vị lai thì cũng phải sám hối. Sám hối sẻ làm cho thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý, thì kính lễ Chư Phật mới có công đức. Tịnh ba nghiệp Thân, khẩu , ý mà xưng tán Như Lai thì Chư Phật ba đời đều hoan hỷ, và tịnh ba nghiệp chính là quảng tu cúng dường Chư Phật.

Ngược lại, ta kính trọng mọi người mà tâm ý ta lại khinh khi dè bỉu, thì có người sẻ biết ngay, có người thay vì mến ta thì ngược lại sẻ coi thường ta. Ta khen người, ca ngợi người mà thân, khẩu, ý không tịnh tức là khen có ý đồ, thì người củng biết, sẻ biết và thay vì gần gủi thì lại lánh xa ta. Và ta cúng dường Chư Phật với tâm ý không thanh tịnh thì Chư Phật sẻ không cãm được tâm ta, vì Tâm Chư Phật vốn Thanh tịnh.

Luôn sám hối nghiệp chướng là hạnh thứ 4 của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng cần phải học tập làm theo, sám hối nghiệp chướng cho đến khi nào sạch nghiệp, sám hối nghiệp chướng để không còn chấp trước, thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, hiện hảo tướng, vào trần lao, phát Bồ Đề Tâm, nguyện độ tất cả ta, người, và muôn loài đều thành Phật.

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

A Di Đà Phật
Thập Đại Nguyện Vương mà được một thầy giảng giải chỉ cho biết con đường để tu hành thì thật không gì quý hơn! Tất cả cảnh giới ở Tây Phương Cực Lạc chính là do tu Mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát mà thành.

Mong huynh chia sẻ những cách tu tập Mười đại nguyện vương này để đệ và mọi người có được lợi ích rốt ráo.
A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Ngũ giã tùy hỷ công đức

Nhìn thấy những người tốt làm những việc tốt, những người thiện làm những việc thiện thì ta hoan hỉ họ, ta chấp nhận họ, ta kính trọng họ, và ta khen ngợi, tri ân họ. Là tùy hỉ công đức.

Công đức, theo Đại Thừa, là những việc lợi ích cho người, thấy và phát huy tính Phật. Ví dụ như tính thương người, thương đồng loại, thì đó đồng với tính Từ Bi của Phật.

Thông thường, người đời khi thấy một người làm việc tốt thì ta khởi ý niệm ganh tức, khi thấy một người làm việc thiện thì không ưa, hoặc chê bay, dè bỉu, …, Con người có tính xấu nầy nên không thể tu được. Người tu mà còn tính xấu nầy thì không thể thành Đạo được.

Đức Phật dạy nhìn người nên nhìn tính tốt của họ, tính Phật của họ, không nên nhìn tính xấu, tính chúng sanh. Vì ai sanh lên làm người được thì ít ra họ củng có được hai, ba, hoặc nhiều hơn… tính tốt, không phải là không có mà sanh được làm người. Và chỉ có con người mới có thễ thành Bồ Tát thành Phật mà thôi.

Vì vậy, con người dù xấu ác ngập đầu mà chỉ có một tính tốt thôi, thì ta nên nhìn vào tính tốt đó, quan hệ tính tốt đó mà không nhìn vào những tính xấu ác kia.

Một bà quét rác chợ, thật tình mà nói, bà có tính xấu là hể ai để của hở là bà lấy, bà lại dử dằn tay bằng miệng, miệng bằng tay, nhưng bà có tính tốt là siêng năng quét chợ, không nệ hà, đó là tính tốt, là Phật tính. Người đời, khi nhìn bà khi nghỉ tới bà, họ thường để lên bàn cân tính tốt và tính xấu. Nhưng với mình, những người gia hạnh Phổ Hiền tức là học và làm theo, thì phải tùy hỉ với tính tốt này, khen ngợi tính tốt nầy mà chẳng đã động vào những tính xấu khác, chính là lập hạnh thứ 4 như Ngài Phổ Hiền.

Họ tốt thiệt, nhưng mà mình tìm cách chê, nói xấu họ thì chắc chắn họ cũng khùng lên. Và họ xấu thiệt, họ lại rất sợ mình thấy cái xấu của họ, nhưng mình không thấy, không nói tới cái xấu mà chỉ cố tìm cái tính tốt của họ để khen họ thì họ sung sướng hoan hỷ vô cùng. Rồi người tốt củng thương mình, người xấu củng thương mình, như vậy là đường Tu có tiến bộ. Ngược lại, mình chỉ tùy hỉ với bạn tu, tùy hỉ với người thường hay đi chùa giống mình, tùy hỉ với người ăn chay như mình… thì nên xem xét lại.

Đạo chính là Đời đã được Phật Hóa, tức là bước vào đời và nhìn Đời bằng con mắt Phật, là Đạo vậy. Không rời thế gian tìm giác ngộ, và nếu rời thế gian tìm giác ngộ khác nào lông rùa, sừng thỏ.
  • Tâm đố kỵ từ muôn kiếp trước.
    Thấy ai hơn bực tức không nguôi.
    Bên ngoài ra vẻ nói cười.
    Mà trong chỉ muốn hại người nát tan.
    Tội như thế ngập tràn sông núi.
    Nên bây giờ ngục tối giam cầm.
    Bây giờ thấy được lổi lầm.
    Tuy chìm địa ngục nhưng thầm tỉnh tu.
    Con nguyện sẻ cúi đầu tán thán.
    Bất cứ ai hơn hẳn với con.
    Tâm thành con khởi ước mong.
    Ai ai củng sẻ vạn lần hơn con.
Sám cầu siêu


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Lục giả Thỉnh chuyễn pháp luân.

Có Vị Phật thành đạo nơi thế gian thì tìm tới cầu xin Phật chuyển pháp luân độ đời, độ muôn loài, đó là lập hạnh thứ 6 của Bồ Tát Phổ Hiền. Hiện tại, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cỏi Ta Bà đã nhập Đại Niết Bàn, nhưng trong Kinh nói, hiện tại có thiên bá vạn ức Hóa Thân Phật.

Làm thế nào để biết “Hóa Thân Phật” ?. Là những vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, Cư sỉ tại gia. Có đạo đức, có trí tuệ, hành động hiền, việc làm tốt, tri thức giỏi, phải biết đó là những người đã từng trồng căn lành nơi Phật quá khứ và được Chư Phật hiện tại thường hộ niệm.

Phật không hiện sắc thân, nhưng ánh sáng từ bi và trí tuệ sẻ chiếu rọi vào những người đã từng trồng căn lành nơi các Đức Phật, thành những vị có việc làm như Phật, lời nói như Phật, và ý nghĩ giống Phật, tức là những vị “Hóa Phật”.

Chúng ta phải nên tìm tới, cung kính đảnh lễ thỉnh chuyển “bánh xe Pháp” nơi những vị Hóa Thân Phật nầy, nghĩa là tạo điều kiện tốt nhất có thễ, hoặc thuyết pháp, hoặc dịch Kinh, hoặc đọc tụng, hoặc ấn tống … tùy theo bổn nguyện từng vị Hóa Phật.

Làm như vậy là tạo điều kiện cho Chánh Pháp, Giáo Pháp Đức Phật, mỡ rộng, phát triển, đi vào cuộc sống, nhiều người được nghe, được biết, được đọc tụng giáo pháp Đức Phật, làm cho nhiều người phát tâm tu hành và nhiều người cải sửa tánh tình, bớt tham, bớt sân, bớt si mê, đó là gia hạnh Phổ Hiền thứ 6 thỉnh chuyễn Pháp Luân.
Sửa lần cuối bởi Nhu Thuận vào ngày 04/03/14 16:56 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Thất giả Thỉnh Phật trụ thế.

Là khơi gợi tâm Phật, tính Phật trong từng mỗi con người, cung thỉnh Tâm Phật, tính Phật trong từng mỗi con người, trụ thế độ sanh.

Tính Từ Bi và Tự nhiên Trí, hiễn lộ ra, ít hay nhiều ai củng có, đó là Tính Phật. Và như ánh trăng bị mây mù che , như nước trong bị cáu bẩn làm vẩn đục, gió thổi thì mây bay trăng lại sáng, yên lặng thì cặn lắng nước lại trong. Kinh Pháp Hoa dạy đó là : “Khai, Thị, Ngộ, Nhập _ Tri kiến Phật” .

Tâm cầu Thỉnh Phật trụ thế trong từng mổi con người, những vị Phật tương lai, là tâm hạnh Bồ Tát Phổ Hiền.

Với tự thân, tự ngã, trước tiên trong ta phải thấy được Ông Phật của ta, thỉnh được Phật trong ta thường trụ thế. Tức là, chúng ta hiễn lộ tính Từ Bi Chư Phật, vô duyên đại từ, đồng thễ đại bi, từ năng bố lạc, bi năng bạt khổ, thường đem lại sự an lạc cho tất cả, có duyên hay không có duyên, thường cứu khỗ cho mọi loài vì đồng một thể tính, hiễn lộ Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí.

Có một chú theo học Đạo với Thiền Sư Triệu Châu. Một hôm, hỏi Thiền Sư : “Thế nào là Phật Tánh của con?” Triệu Châu hỏi lại: “Ăn cháo chưa?” Đáp: “Dạ, rồi” Triệu Châu nói : “Rửa bát đi !”.

Câu chuyện thiền này có thể hiễu, đây là tánh trí tự nhiên của con người, ăn xong rửa bát, chẳng có gì bao la trừu tượng hay Thiền ngữ trong câu nói của Thiền sư, nhưng đó lại là Trí Vô Sư, là Phật Tánh.

Khi ta giác ngộ rồi, dù chưa bằng Phật, được như Phật, nhưng có thể thĩnh Phật trong từng mỗi con người trụ thế độ sanh, đó là tự giác rồi sau đó mới giác tha, cho đến khi tròn đầy viên mãn thì ta sẻ như Phật.

Thỉnh Phật Trụ Thế, là hạnh nguyện thứ 7 Bồ Tát Phổ Hiền, nên học và làm theo.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Bát Giả Thường Tùy Phật Học.

Hạnh thứ 8 của Phổ Hiền là “Thường học tập theo Phật”.

Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, như là thuốc, vì chúng sinh có tám vạn bốn ngàn căn bịnh. Chúng ta, học theo hạnh Phổ Hiền Thường Tùy Phật Học, là tự thân “biết” căn bịnh chính mình mà chọn pháp môn tu, học tập theo Phật, cho phù hợp.

“Biết”thì thật ra ít người “biết”, nhưng chọn pháp môn nào mà ta tu tập thấy rỏ hiệu quã, nghĩa là thấy hiền hơn, bớt tham hơn khi chưa tu, bớt sân hơn khi chưa tu, từ từ hiện hảo tướng, lời nói ôn hòa, và người thương kẻ mến thêm nhiều hơn, thì đó chính là pháp môn tu phù hợp, là chửa bịnh đúng thuốc, Chư Phật, Bồ Tát hộ niệm.

Ngược lại, tu mà càng tu càng sân, càng tu càng nói năng trịch thượng, phô trương, càng tu càng hiện tướng dử dằn, càng tu thì bạn bè, người thân càng lánh ra xa xa, thì nên biết là tu trật, tu sai pháp môn, là “phạm thuốc”.

Vì có 84.000 pháp môn tu cho 84.000 căn bịnh chúng sanh, nên chúng ta không bài xích, đã phá pháp môn nào cã. Còn uống thuốc là còn bịnh, còn bịnh là còn uống thuốc. Không nên cho là đây “Tối Thượng Thừa” “Đại Thừa”, kia là “Tiểu Thừa”, không nên xem nhẹ Tông Phái nào , Thiền, Tịnh, Mật… Đó là gia hạnh Phổ Hiền Thường Tùy Phật Học.

Trong Tứ Thệ Nguyện của Phật Tử, có “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, không có nghĩa là 84.000 pháp môn phải học hết, mà chỉ một Pháp thôi, nghĩa ngử củng vô lượng rồi, và thệ nguyện học cho đến tận cùng, kiếp này học không hết nguyện kiếp sau học tiếp, cứ như vậy tiếp, tiếp,… học cho đến “Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con”. Đó là “Thường học tập theo Phật”.

Bồ Tát Phổ Hiền học tập theo tất cả các hạnh của Phật, còn chúng ta nguyện học theo hạnh Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát tu hết tất cả các pháp môn, pháp môn nào củng trọn vẹn, chúng ta thì nên tu một pháp thôi và tu trọn vẹn pháp ấy là tốt lắm rồi.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Cửu giả hằng thuận chúng sanh.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Vì có 84.000 pháp môn của Chư Phật như là thuốc trị bịnh, nên Thiên Ma ngoại đạo lợi dụng ý nầy, cho rằng "Đạo của Ta củng là một trong 84.000 pháp môn của Phật". Đây là điều Phật Tử nên hết sức Tỉnh thức và cảnh giác, sẻ rất dể sa vào lưới của ngoại đạo Thiên Ma, Ma Ba Tuần.

Với Thiên Ma , Ma Ba tuần, củng có thần thông, củng có thể hiện Hóa Thân Phật, người ngoại đạo, như Linh Mục, Mục Sư, Giáo Phẫm Cao Đài, đôi khi củng hiện hảo tướng, củng hiền thiện, củng ôn hòa,..., nhưng đó là Chư Thiên, Thiên Ma, Ma Ba Tuần hộ niệm cho. Chẳng phải Chư Phật, Bồ Tát gia trì hộ niệm.

Đây là điều người Phật tử phải luôn cảnh giác đề phòng, không rơi vào lưới Thiên Ma, Ma Ba Tuần, nên có hạnh thứ 1 Bồ Tát Phổ Hiền là "Kính Lể Chư Phật", dù Hư Không cùng tận nhưng "Kính lể Chư Phật" vẩn còn mãi không dứt.

Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Hạnh thứ 9 của Bồ Tát là "Luôn hằng thuận lợi chúng sanh".

Đạo Phật, kể từ hơn hai ngàn năm, đi đến quốc gia nào, xứ sở nào củng đều nương vào phong tục tập quán quốc gia, xứ sở để hoằng hóa độ sanh làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh nơi ấy. đây là hạnh thứ 9 của Bồ Tát Phổ Hiền.

Ở Việt Nam có phong tục đầu năm cầu an, cúng sao, giải hạn, thì Đạo Phật không nói đó là Mê tín dị đoan, mà ngược lại Chùa cũng cúng cầu an, cúng sao, giải hạn, qua đó mọi người từ từ có dịp đến chùa, nghe Kinh, nghe Pháp, từ từ bớt Mê tín, chẳng còn dị đoan, bớt đốt vàng mã.

Đạo Phật, qua phương Tây, Âu Mỹ, Đức Đạt Lai Lạt Ma hay HT. Thích Nhất Hạnh, lấy Thượng Đế của phương Tây để hoằng hóa Đạo Phật là tối thượng. Tính Bác Ái có đối tượng thành tính Từ Bi không phân biệt.

Thí dụ, đi đến vùng biển đảo, nơi ấy thức ăn chủ yếu là cá mắm để tồn tại, thì Đạo Phật không thể khuyên "ăn chay" hay vùng Cực Bắc, vùng Tây Tạng, lấy thịt trâu rừng, thịt cừu dê làm thực phẩm chính thì cũng không khuyên ăn chay, mà chỉ khuyên "Ít muốn, biết đủ".

Chúng ta, gia hạnh Phổ Hiền thứ 9 hằng thuận chúng sanh, điều trước tiên là tôn trọng và chấp hành luật pháp nước sở tại, nơi ta sống, và sống hòa mình vào tập thể ta sống, theo ý số đông, riêng ta không mất Từ Bi và Trí Tuệ. Sống sao cho phù hợp với phong tục, tập quán mà không mất tính Từ Bi và Trí Tuệ. Làm "chim" ở rừng thì phải biết bay, làm "cá" dưới nước thì phải biết bơi biết lội.

Đó chính là gia hạnh thứ 9 Phổ Hiền Bồ Tát "Hằng thuận chúng sanh".


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Thập Giả Phổ Giai Hồi Hướng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Hạnh nguyện thứ 10 của Bồ Tát Phổ Hiền là : "Hồi hướng khắp tất cả ". Từ sự lễ kính ban đầu (hạnh thứ 1) nhẫn đến tùy thuận (hạnh thứ 9) có bao nhiêu công đức, thảy đều đem hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp trong hư không pháp giới. Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thật hành pháp ác thảy đều không thành, còn tu nghiệp lành thì đều mau thành tựu.. (Trích Kinh Hoa Nghiêm)

Đây thực sự là hạnh nguyện vô cùng lớn lao không thể nghỉ bàn của Bồ Tát Phổ Hiền. Làm những việc khó làm nhưng không bao giờ nghĩ đến mình kể cả thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Chúng ta, gia hạnh Phổ Hiền, nên học theo Hạnh nguyện thứ 10 này, cho dù có chút công đức nhỏ như hạt bụi thì cũng xin nguyện "Hồi hướng khắp tất cả", không giử lại gì cho riêng mình. (Thật ra, công đức gì của "cái Ta" làm được, thì bao giờ cũng lớn như núi Tu Di_củng được thôi. Nhưng học theo hạnh Phổ Hiền "Hồi hướng khắp tất cả")

Và, như nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền là nếu chúng ta làm việc lành thiện, tu việ̣c lành thiện, thì Bồ Tát sẻ hóa hiện gia trì hộ niệm, còn muốn thật hành pháp ác thảy đều không thành. Đó là Bồ Tát gia trì hộ niệm cho tất cả chúng sanh Gia Hạnh Phổ Hiền. Như kinh Pháp Hoa nói, Ngài sẻ cởi Tượng Vương đến xoa đầu hộ niệm, người sạch nghiệp hay nghiệp ít sẻ thấy, người vì còn nặng nghiệp sẻ không thấy, dù vậy Ngài vẫn cởi Tượng Vương đến dù sạch nghiệp hay nặng nghiệp.
  • Nguyện đem công đức này.
    Hướng về khắp tất cả.
    Đệ tử và chúng sanh.
    Đều trọn thành Phật Đạo


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:53 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Công năng, công đức Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Thành thật cám ơn Tây Phương Tịnh Sỉ với đôi dòng khuyến tấn, khích lệ.

Công năng Gia Hạnh Phổ Hiền : Gia hạnh có nghĩa là học tập thêm những điều mới, làm tăng trưởng Hạnh lành, hạnh tốt, hạnh thiện, ở đây là Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, bậc được tôn xưng là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Với hửu vi pháp, là biến cải những người bình thường, sau khi Gia Hạnh Phổ Hiền, thành con người sống một đời sống đạo đức hơn, ý nghĩa hơn, có cái nhìn vì tha nhân, kính trọng mọi người, ngợi khen những điều lành, thiện, tốt đẹp của mọi người làm cho mọi người, không tự cao, ngã mạn, đố kỵ. Thấy lỗi mình, không tìm, không thấy lỗi người, và luôn sám hối lỗi mình ba thời, quá khứ, hiện tại, vị lai, dù vô tình hay cố ý.

Đôi khi, chúng ta thấy, có những người thường đi chùa lễ Phật, nhưng về nhà thì mắng mẹ, chửi cha, anh em bất hòa gây không biết nhiêu bao buồn khổ cho cha mẹ. Hạng người như vậy không nên đi chùa, không nên xưng tán, ca tụng Như Lai. Ca dao VN có câu: "Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha, kính mẹ hơn là đi tu", là nhắc nhở hạng người nầy.

Với xã hội, người Gia Hạnh Phổ Hiền là người tự giác chấp hành Pháp luật, không bài xích, khích bác một ai, vì không tìm, không thấy lỗi xấu của người. Vì kính trọng mọi người nên được mọi kính trọng, vì thương mến mọi người nên trở thành hiền thiện. Một người Gia Hạnh Phổ Hiền thì một gia đình hạnh phúc, một làng gia hạnh Phổ Hiền thì một làng tiến bộ cho đến một quốc gia nếu Gia hạnh Phổ Hiền thì quốc gia ấy sẻ thái bình, thịnh trị.
khuyết danh đã viết:Một phiên tòa thật cảm động tại Indonesia (Câu chuyện có thật).
Hình ảnh

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên tòa này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Hạnh của Vị Chủ Tọa Phiên Tòa giống hạnh Bồ Tát Phổ Hiền.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách