Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính Thiện Nhàn (CP), Tây Phương Tịnh Sỉ, battinh, cùng kính tất cả ĐH trong diễn đàn Gia hạnh Phổ Hiền.

Đầu tiên xin được thưa rỏ:
1/ Tôi là phái nam, cư sỉ tu tập tại gia.
2/ Tôi được may mắn có cơ duyên với những bài giảng pháp của HT. Thích Phước Tịnh, lần đầu tiên nghe Thầy giảng bài "Quy Sơn Cảnh Sách" (năm 2009) như uống được giọt Cam Lồ của Đức Quán Thế Âm, từ đó tôi tìm đọc và nghe những bài giảng của Thầy, Kinh 42 chương, Cánh Triêu Nhan, Kinh Duy Ma Cật,..., và xin thưa, tôi nguyện xem Thầy là Y Chỉ Sư của mình dù tôi ở VN, còn Thầy hiện ở Mỹ, như tôi xem Thầy ĐĐ. Thích Pháp Hòa là Y Chỉ Sư của mình vậy.
Tôi rất còn sơ cơ về chuyện Đạo Pháp quá ư mầu nhiệm của Như Lai, nên không thể không tránh khỏi những tránh sai lầm, mong các Đạo Hửu cùng dìu dắt nhau trên bước đường Giác Ngộ, giải thoát. Ngôn từ, câu cú, xin hoan hỷ bỏ qua cho nếu có gì sai sót, trịch thượng.

Bây giờ cùng nhau chia sẻ thảo luận.

Kính Đạo hửu Thiện Nhàn.

Về trí tuệ, thưa, trí nhớ, trí tính toán, hay kiến thức phỗ thông, hay Thạc sỉ, Tiến Sỉ, ...., cũng chỉ là dụ như những con sóng trong Đại Dương, Thạc Sỉ Tiến Sỉ là con sóng lớn, kiến thức phổ thông là con sóng nhỏ, v..v. Nước của biển dụ như "Căn bản trí", những con sóng dụ như "Hậu Đắc trí".
Vấn đề là ta đứng ở đâu, nước hay sóng ? Đó chính là, Chánh kiến, Chánh Tư Duy,..., Chánh Niệm.

Tôi có nói:
"Khi dụng công cần dẹp qua một bên, "kiến thức" của mình, cái thâu tóm được ở đời, kinh nghiệm phân biệt tốt xấu. Và khi đã dẹp sạch rồi thì "Vô sư trí" mới có điều kiện nảy mầm, đâm chồi, sanh bông, kết quả."
Cái "kiến thức" hay "trí vô sư" cũng đồng là một bản thể thì dẹp sạch là thế nào?

Chữ "dẹp" không phải là bỏ hết những "kiến thức" nhưng đừng chấp vào "kiến thức" mà sinh phân biệt sai khác. Tổ sư có nói :"Chí Đạo vô nan, dị hiềm giản trạch" chính là ý nầy, và Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết :"Tri kiến lập tri thị vô minh bổn"

Và, xin thưa, đừng quan tâm khoa học nói thế nào về thân tâm, cũng đừng quan tâm ngoại đạo nói ra sao, đoạn kiến hay thường kiến. Vấn đề ở đây là, nhìn lại mình, có vô minh và phải diệt tận vô minh.
Vô minh , trong giới hạn bài này, là lấy cái thấy biết thành lập nên kiến thức, ở nơi kiến thức khởi sinh tâm phân biệt.

Người tu đạo Giác Ngộ, không vô minh, cũng lấy "Hậu Đắc Trí" (kiến thức) mà không trụ "Trí hậu phát" để quán xét tìm ra "Căn bản trí" , như người ở những con sóng mà tìm, và nếm vị mặn của nước biển.

Cách hay nhất, theo tôi, là Gia Hạnh Phổ Hiền. Và nếu có duyên có dịp tôi xin phép trình bày thêm "Công Đức Gia Hạnh Phổ Hiền", Con xin Bồ Tát và Long Thần Hộ Pháp hộ trì bản nguyện.

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

(Trong khoa học, đỉnh cao là thuyết tương đối của Nhà Bác Học Anh_Tanh, trong đó có chứng minh rằng, giửa vật chất và năng lượng (thân và tâm) có mối quan hệ qua lại, vật chất có thể thành năng lượng và ngược lại. Đây là nói chuyện ngoài lề chút xíu. Vô minh cũng là một dạng năng lượng hình thành nên vật chất là chúng sanh. Như vậy, hơn hai ngàn năm trăm trước khi Nhà Bác Học phát hiện, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã trã lời câu hỏi Chúng Sanh do đâu mà có, do nhất niệm vô minh)


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:55 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nhu Thuận đã viết:Kính chào Đạo Hửu Thien Nhan (Cầu Pháp).
Đã lâu không dịp chuyện trò, lúc rày thân tâm thường an lạc ?
Kính chúc ĐH luôn an lạc trong ánh từ quang Chư Phật.
Riêng tôi, "còn uống thuốc vì còn bệnh, còn bệnh là còn uống thuốc".
Thien Nhan đã viết:Trong kinh sách có hàng ngàn ngàn lời hay ý đẹp... Học không hết, hành hết kiếp cũng chưa xong.
Tôi nghĩ :Chúng ta nên gia hạnh Phổ Hiền thứ 8 là "Thường tùy Phật học", Bồ Tát thì học hết cả 84.000 pháp môn, pháp môn nào cũng trọn vẹn, còn chúng ta nguyện chỉ cần học một pháp môn thôi và học cho tới tận cùng, kiếp này chưa xong nguyện kiếp sau học tiếp, nếu kiếp sau vẩn chưa xong nguyện kiếp tới nửa, tiếp tiếp như vậy, cho đến "bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con".
Xưa, Phật Thích Ca, đã trải qua vô lượng kiếp hành Bồ Tát đạo, cho tới kiếp sau cùng là Thái Tử Tất Đạt Đa, trọn tu thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Kinh Hiền Ngu đã viết:Đời quá khứ cách đây đã lâu lắm có đến vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp không thể dùng tâm suy nghĩ và lời nói mà tính được. Cũng Châu Diêm Phù này, có một nước lớn gọi là Ba La Nại, ông vua nước ấy tên là Ca Lợi cũng thời đó có một vị đại tiên tên là Sàn Đề Bà La và cả thảy năm trăm đệ tử ở trên một quả núi tu theo phép nhẫn nhục.
Hôm nay làm một ngày nghĩ dưỡng sức của tôi mới có dịp post bài này. Đầu tiên cảm ơn sự hội ngộ của chúng ta trên diễn đàn này. Và cũng mong cầu đ/h thân tâm an lạc giống vậy. Kế đến nickname nào đạo hữu đã cùng tôi thảo luận qua. Xin được hân hạnh cho biết và ở diễn đàn nào?

Vào chánh đề: Gia hạnh Phổ Hiền số 8 ''Thường tùy Phật Học'' hay là Pháp môn vô lượng thề nguyện học trong Tứ Hoành Thệ Nguyện. Và đ/h khen thưởng Ngài Phổ Hiền hay các Chư Bồ Tát điều có học hết 84000 Pháp môn, pháp môn nào cũng trọn vẹn...!? Và Kế tiếp đ/h khuyên chúng ta chỉ cần học 1 Pháp thôi là Pháp nhẫn nhục (theo tích chuyện)... Nếu đ/h xác nhận lập lại là đúng như ý của đ/h thì tôi sẽ không hỏi thêm nữa.
Còn không phải là ý lập lại của tôi, thì xin đ/h giải rộng ra, thật cảm ơn.
Thien Nhan đã viết:Tâm thì muốn tốt, tánh lại bảo là không. Điều này có ai nói là không phải. Hay tâm sao thì tánh vậy!

"Tánh" theo ý ĐH là thói quen?
Nếu là thói quen tức là "nghiệp", vì nghiệp thật sự là thói quen, tích tập lâu dần thành nghiệp.
Nghiệp này cản trở "tâm" muốn làm việc tốt, việc thiện thì nó là chướng rồi, nên nói là nghiệp chướng.
Vậy nên gia hạnh thứ 4 của Bồ Tát Phổ Hiền, "Sám hối nghiệp chướng". Muốn sám hối nghiệp chướng thì phải có tâm xác tín, Kính tín Chư Phật, kính tín Tam Bảo. Kính lể Chư Phật mười phương, ba đời thành tâm sám hối cho đến khi nào tâm tánh đều muốn làm việc tốt, việc thiện.
đ/h nói vẫn còn bệnh nên mới học, thì tôi cũng vậy. Và cũng đồng ý và nhất trí về ''Gia hạnh thứ 4'' cho những ai căn tánh chưa biết phân biệt thiện ác, chưa biết trắng đen. Nhưng đ/h chỉ nói kết quả tới chừng nào tâm tánh nghĩ tốt, làm tốt và nói lời tốt.
Nhưng đặt giả thuyết lại muốn có kết quả thì phải sám hối. Muốn thật tâm sám hối phải chánh tín, chánh tinh tấn. Và muốn chánh tín thì phải làm sao ?

Tóm lại gia hạnh thứ 4 này, mong đ/h giải rõ tại sao phải sám hối, vì lý do hay nguyên nhân nào chỉ thế thôi.
Gia hạnh thứ 8. Tại sao Bồ Tát điều biết 84000 pháp môn, còn mình thì chỉ học 1 Pháp Nhẫn là đủ rồi. Té ra Phàm nhân bây giờ thì quá giỏi và thông minh hơn cả Bồ Tát sao?

Xin thưa đây chỉ là lời thảo luận, nếu đ/h không mấy thích thì coi tôi như không có nói vậy.
(Riêng bài viết hôm nay của đ/h viết rất hay, nhưng cớ gì lại xóa bỏ đi! Nếu không thuận thì tôi xin lỗi vậy. Thân ái.)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngứa miệng quá! Vào nói chỗ tôi hiểu về câu nói của đạo hữu Nhu Thuận "Chỉ học một pháp thôi", tức là học về chữ "Tâm" hay là "tâm pháp", thì hiểu hết 84.000 pháp môn khác, với điều kiện là phải "ngộ", còn chưa ngộ thì học đến hết đời một tâm pháp này cũng chỉ là nói suông thôi!

Viết một câu trên xong làm thinh luôn, xin nhường cho người khác!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nhu Thuận đã viết:Kính Thiện Nhàn (CP), Tây Phương Tịnh Sỉ, battinh, cùng kính tất cả ĐH trong diễn đàn Gia hạnh Phổ Hiền.

Đầu tiên xin được thưa rỏ:
1/ Tôi là phái nam, cư sỉ tu tập tại gia.
2/ Tôi được may mắn có cơ duyên với những bài giảng pháp của HT. Thích Phước Tịnh, lần đầu tiên nghe Thầy giảng bài "Quy Sơn Cảnh Sách" (năm 2009) như uống được giọt Cam Lồ của Đức Quán Thế Âm, từ đó tôi tìm đọc và nghe những bài giảng của Thầy, Kinh 42 chương, Cánh Triêu Nhan, Kinh Duy Ma Cật,..., và xin thưa, tôi nguyện xem Thầy là Y Chỉ Sư của mình dù tôi ở VN, còn Thầy hiện ở Mỹ, như tôi xem Thầy ĐĐ. Thích Pháp Hòa là Y Chỉ Sư của mình vậy.
Tôi rất còn sơ cơ về chuyện Đạo Pháp quá ư mầu nhiệm của Như Lai, nên không thể không tránh khỏi những tránh sai lầm, mong các Đạo Hửu cùng dìu dắt nhau trên bước đường Giác Ngộ, giải thoát. Ngôn từ, câu cú, xin hoan hỷ bỏ qua cho nếu có gì sai sót, trịch thượng.

Bây giờ cùng nhau chia sẻ thảo luận.

Kính Đạo hửu Thiện Nhàn.

Về trí tuệ, thưa, trí nhớ, trí tính toán, hay kiến thức phỗ thông, hay Thạc sỉ, Tiến Sỉ, ...., cũng chỉ là dụ như những con sóng trong Đại Dương, Thạc Sỉ Tiến Sỉ là con sóng lớn, kiến thức phổ thông là con sóng nhỏ, v..v. Nước của biển dụ như "Căn bản trí", những con sóng dụ như "Hậu Đắc trí".
Vấn đề là ta đứng ở đâu, nước hay sóng ? Đó chính là, Chánh kiến, Chánh Tư Duy,..., Chánh Niệm
.
Tôi có một chút phản luận trong vấn đề chia sẽ này, cùng là sự trải nghiệm sự thất bại của tôi bấy lâu nay. Nếu tôi nói không phải thì chỉ là hí luận hoặc làm phật ý của đ/h tôi thành thật xin lỗi và tôi sẽ xóa bỏ đi.

Trong gia hạnh 8 Tùy thuận học Pháp và Gia hạnh 9 hằng thuận chúng sanh. Hình như là sự huân tập của tôi chưa chuẩn cho lắm.

Cái nghĩa hằng thuận chúng sanh... Là nhiếp phục chúng sanh hay phục dụ chúng sanh ?

- Nếu là phục dụ chúng sanh thì ngoại trừ pháp đại thừa của đ/h ra thì các giáo pháp Tông Phái khác, đ/h chưa nắm chắc huân tập gia hạnh 8, theo tôi nghĩ. Có nghĩ sai thì xin lỗi vậy.

Vì lời giải
theo đoạn văn tô màu đỏ. Không thuận tai cho tôi và cho Độc-giả. Nguyên do đoạn văn của đ/h đối với người chưa từng đọc kinh thì từ ngữ Phật học không hiểu.

Người chuyên về sơ cơ như tôi thì không biết đoạn nào là Đại Thừa, đoạn nào là Nguyên Thủy Nam Tông. Nếu phân tích tỉ mỉ thì tôi phải chia mỗi chữ mỗi nghĩa thì mới hy vọng hiểu nghĩa đ/h viết. Vậy tôi không tán thán hay tán thành đoạn văn này. (Đành bỏ qua! xin lỗi vậy.)
Tôi có nói:
"Khi dụng công cần dẹp qua một bên, "kiến thức" của mình, cái thâu tóm được ở đời, kinh nghiệm phân biệt tốt xấu. Và khi đã dẹp sạch rồi thì "Vô sư trí" mới có điều kiện nảy mầm, đâm chồi, sanh bông, kết quả."
Cái "kiến thức" hay "trí vô sư" cũng đồng là một bản thể thì dẹp sạch là thế nào?

Chữ "dẹp" không phải là bỏ hết những "kiến thức" nhưng đừng chấp vào "kiến thức" mà sinh phân biệt sai khác. Tổ sư có nói :"Chí Đạo vô nan, dị hiềm giản trạch" chính là ý nầy, và Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết :"Tri kiến lập tri thị vô minh bổn"
Đ/h đã đính chánh thì không cần phải nói về Trí Vô Sư này. Vì cái thông thường của Đại thừa Phật Giáo hay Vô thượng thừa, Tối thượng thừa chỉ giống nhưa Rồng bay. Thấy Đầu mà không thấy Đuôi. Khó mà so sánh hay diễn tả bằng từ ngữ.

Còn về cái gốc để tu tập Trí Vô Sư này thì phải tu tập thế nào! Có lẽ các Độc giả cũng đồng tình. Phải tu thế nào.
(P/s Xin ai đó đừng hồi âm quá vấn tắc. Muốn tu thì phải học kinh hay trở vào tâm học cái tâm mình. Thì hết chuyện)
Và, xin thưa, đừng quan tâm khoa học nói thế nào về thân tâm, cũng đừng quan tâm ngoại đạo nói ra sao, đoạn kiến hay thường kiến. Vấn đề ở đây là, nhìn lại mình, có vô minh và phải diệt tận vô minh.
Vô minh , trong giới hạn bài này, là lấy cái thấy biết thành lập nên kiến thức, ở nơi kiến thức khởi sinh tâm phân biệt.

Người tu đạo Giác Ngộ, không vô minh, cũng lấy "Hậu Đắc Trí" (kiến thức) mà không trụ "Trí hậu phát" để quán xét tìm ra "Căn bản trí" , như người ở những con sóng mà tìm, và nếm vị mặn của nước biển.

Cách hay nhất, theo tôi, là Gia Hạnh Phổ Hiền. Và nếu có duyên có dịp tôi xin phép trình bày thêm "Công Đức Gia Hạnh Phổ Hiền", Con xin Bồ Tát và Long Thần Hộ Pháp hộ trì bản nguyện.

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Đoạn này thuộc về Trạch Pháp trong ''Thất giác chi"! Nếu học kinh mà không cần học Trạch Pháp thì khó mà đạt trí cao.

Chúc vạn sự mai mắn, hành giả tu học Thập gia hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Thân ái TN


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính Đạo Hửu Thiện Nhàn.

Nếu tôi không nhầm, thì Đạo Hửu không xa lạ gì với nickname :"Chiếu Thanh", còn tôi nhầm là chuyện đó cũng thường xảy ra thôi.

Thưa.

Vì, Bác hỏi quá rộng, và tôi cũng không phải là "gì cũng biết" nên xin đáp lại trong phạm vi "tôi biết". (với bậc "Tuệ Giác" thì chỉ cần hỏi một chữ thôi là có thể trả lời suốt bảy ngày bảy đêm mà không lạc đề, tôi chưa được một phần lẻ như vậy)
Thien Nhan đã viết:Gia hạnh Phổ Hiền số 8 ''Thường tùy Phật Học'' hay là Pháp môn vô lượng thề nguyện học trong Tứ Hoành Thệ Nguyện. Và đ/h khen thưởng Ngài Phổ Hiền hay các Chư Bồ Tát điều có học hết 84000 Pháp môn, pháp môn nào cũng trọn vẹn...!? Và Kế tiếp đ/h khuyên chúng ta chỉ cần học 1 Pháp thôi là Pháp nhẫn nhục (theo tích chuyện)... Nếu đ/h xác nhận lập lại là đúng như ý của đ/h thì tôi sẽ không hỏi thêm nữa.
Thứ nhứt, Gia Hạnh Phổ Hiền thì nên không nói "số", số 1, số 2,..., số 10, vì đó "Hạnh Phổ Hiền", Hạnh Phổ Hiền thứ Nhứt là "Kính Lễ Chư Phật", cho đến Hạnh Phổ Hiền thứ mười là "Phổ giai hồi hướng". Dùng chữ "số" nghe tầm thường hóa "Hạnh Phổ Hiền", mà một trong mười hạnh này bất cứ người Phật Tử nào cũng đã hành qua, thí dụ "kính lễ Chư Phật", dùng chử "số" là bất kính Bồ Tát, và chỉ "Ngoại Đạo" mới dùng. Tôi củng xin sám hối nếu có lở, vì không biết, mà dùng.

"Hạnh thứ tám của Phổ Hiền" là Thường Tùy Phật Học. Nghĩa của từ là "Thường học tập theo Phật" còn Tứ Hoằng Thệ Nguyện có nguyện : "Pháp môn vô lượng thệ nguyện học" có thễ hiễu bằng hai cách, là có Vô lượng Pháp Môn, thứ hai là Pháp môn nào cũng vô lượng nghĩa và ngữ cũng như tu tập. Như tôi đã trình bày, với bậc "Tuệ Giác" thì hỏi một chử, thí dụ chữ "Ta bà ha", thì có thể giảng nói suốt bảy ngày bảy đêm không dừng, không vấp, không trùng ý, không lạc đề. Đây là nghĩa của câu chữ "Pháp Môn Vô Lượng" ý thứ hai

Chỉ cần học một Pháp thôi, ví dụ Pháp tu Thiền, trong đó cũng có nhiều Pháp Thiền, Thiền Mặc Chiếu, Thiền thoại đầu, Thiền Tứ Niệm Xứ,...., đây cũng được xem là những một Pháp riêng. Pháp tu Tịnh Độ, Tu Niệm Một Danh Hiệu Phật, cho đến Tu Niệm Vạn (10.000) Danh hiệu Phật, Tu tịnh Thân, Tịnh Khẫu, Tịnh Ý, ..., cũng được xem là những một Pháp riêng. Pháp tu Mật, (cái nầy còn bao la hơn và không biết chút gì...), ngay như Pháp tu Lục Độ, Thí, Giới, Tấn, Nhẩn, Định, Bát Nhã củng là nhửng một Pháp tu riêng

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, trong nhiều kiếp vô lượng kiếp đã từng trải qua tu tập, trong một kiếp tu một Pháp, có khi Bố thí nhà cửa, vợ con, cho đến mắt tai mũi lưởi hay cho cã thân mạng mình cho cọp mẹ đói ăn, có sửa để cọp con bú.
Thien Nhan đã viết:Gia hạnh thứ 8. Tại sao Bồ Tát điều biết 84000 pháp môn, còn mình thì chỉ học 1 Pháp Nhẫn là đủ rồi. Té ra Phàm nhân bây giờ thì quá giỏi và thông minh hơn cả Bồ Tát sao?
Dẩn ra một thí dụ trên chỉ là một căn kiếp của Đức Bổn Sư tu hạnh nhẩn nhục. Không có ý chỉ tu một Pháp Nhẩn là đủ.

Pháp Môn Chư Phật thì rất nhiều, 84.000 Pháp Môn, và như là thuốc trị bịnh vì chúng sanh có 84.000 căn bịnh, thuốc nào cũng hay, thuốc nào cũng tuyệt diệu nhưng mình phải biết "tùy" căn bịnh của mình mà uống thuốc. Như mình đến Nhà thuốc, mình không thể và chớ nên ôm đờm cả Nhà Thuốc về dùng, không có lợi mà lại hại cả thân có khi mất mạng.

Với Bồ Tát thì lại khác, khã năng thu nạp thọ dụng là vô cùng, có khã năng biến hóa thành căn bịnh như căn bịnh chúng sanh, và uống thuốc để làm gương cho Chúng sanh.
Bồ Tát không còn bịnh, chúng sanh bịnh nên Bồ Tát "bịnh".

Thường Tùy Phật Học, có thể hiễu là học tập theo (Tùy) Phật, cũng có thễ hiễu là Tùy căn bịnh của mình mà uống thuốc, hai ý nầy tuy khác nhưng đồng một ý là "Phật học", là thuốc đễ trị bịnh. Thường Tùy Phật Học, nghĩa thứ nhất, còn là Chúng Sanh phải thường uống thuốc, nghĩa thứ hai là uống thuốc theo đúng căn bịnh (Đúng toa)



Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thân kính và chào đạo hữu Nhu Thuận.

Ha ha, Thấy rồi, thấy được văn phong của Đạo hữu rồi, Quí hóa tới hôm nay một nhận được người anh em (đồng đạo).

Tôi chính thật là Cầu Pháp, Thiện Nhẫn, Bất Nhị Thiện Nhân, Thiện Nhàn và Pháp danh là Quảng Hòa. Điều có để lại trong ''Thông tin Phật giáo 2013/2014''. Tôi sanh năm Bính Thân (58t) Cư ngụ tại Nederland.
*********

Mình sẽ cố gắng chuyển theo ý tốt hơn, mà không nói con số của Phẩm hạnh Bồ Tát Phổ Hiền. Mà phải nói nguyên văn Hán ngữ Nhất giả, Nhị giả, Tam giả...

Về việc trao đổi giữa chúng ta, tn đính chánh là không cố ý tìm kẻ hở của bạn đạo bắt lỗi mà chỉ khuyến tấn cho nhau. Có nhiều sự dụng về về cách trình bài, không đúng ái ngữ. Vì chúng ta cũng không có bằng cấp học vị như cái vị Đại Đức, Tiến Sư, Giảng sư...

Do đó, có những đoạn văn viết quá ngắn, nhiều nghĩa gom lại dài ba câu thành có sự nhầm lẫn, lỗi này là ở nơi tôi nhiều nhất, thành ra bài của đ/h cũng có những đoạn như vậy. Chớ không phải nói là đ/h viết sai PHÁP. (Xin xem lại phong văn một lần nữa có đoạn nó làm độc giả không hiểu ý.)

Đạo hữu Nhu Thuận đồng ý như trên thì chúng ta hãy cố giữ tình bằng hữu thêm thân mật và tập viết cho các Độc giả mới, cũ hay Tông phái Pháp môn nào cũng hiểu ý của Bài văn thì tốt. Tránh nhầm lẫn là tránh đi xa Phật học (lạc Pháp). Tức là Hoằng Dương Chánh Pháp vậy.

Hi hi. Thanks.

Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát,
Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát,
Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát.

Cầu Pháp.
(P/s Hôm trước bài của Huynh đệ viết tiếp theo về chủ đề này, có thể nào post trở lại không?


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính Thiện Nhàn (CP).

Lúc trước đây (vài ngày), tôi có viết một bài "Công đức Gia Hạnh Phổ Hiền", bài này cũng tạm được và tôi cũng rất ưng ý. Nhưng lở tay bấm nhầm dấu "xóa" rồi mê muội thế nào mà "Đồng ý" luôn ! (bài tôi viết thường là trực tiếp trên trang diển đàn, không có lưu lại)
Tôi nghĩ, vì chưa đũ duyên nên Bồ Tát bảo "khoan", mới có cớ sự như vậy ! Tôi đành nghe lời Bồ Tát.

Bây giờ, chỉ bàn về công năng, công dụng Gia Hạnh Phổ Hiền, khoan nói về Công Đức. Nếu tinh ý củng có chút chút "Công Đức" qua bài viết của tôi.

_________

Kính Thiện Nhàn.
Thiện Nhàn đã viết:Cái nghĩa hằng thuận chúng sanh... Là nhiếp phục chúng sanh hay phục dụ chúng sanh ?
Cửu Giả Hằng Thuận Chúng Sanh.

"Hằng Thuận" là luôn luôn tùy thuận chỉ đơn giản là vậy. Luôn luôn tùy thuận, nương theo đễ biến đỗi cái gì xâu thành tốt, đễ "Phật Hóa" cái gì ác thành điều thiện giống Phật, như Phật mà không dùng từ "nhiếp phục". Luôn luôn tùy thuận đễ nương theo đó mà phục vụ chúng sanh, Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật.

Chúng ta sống trong xã hội, không thể tách rời ta và xã hội thành hai giới tuyến, ta là một nhân tố nhỏ để cấu thành xã hội, vì vậy ta phải chấp hành Luật Pháp của xã hội nơi ta sinh sống, dù Luật Pháp nợi đây nơi đó còn khác biệt, đó là tùy thuận Thế Gian Pháp. Tùy thuận Thế Gian Pháp, dù ở trời Tây hay trời Ta, nương theo Thế Gian Pháp nhưng cũng đồng thời ca ngợi những việc lành, việc thiện đúng nghĩa, khuyến khích nhân rộng nhân tố làm việc lành, việc thiện đúng nghĩa, như vậy là Tùy Thuận để biến đỗi cái xấu từ từ ít đi, cái tốt từ từ phát triển.
Việc lành, việc thiện đúng nghĩa thường là những việc có lợi ích cho chúng sinh, phục vụ lợi lạc chúng sinh, như vậy Tùy thuận chúng sinh là "Phục vụ chúng sinh tức cúng dường Chư Phật".

Xin post lên bài giảng của TT. Thích Lệ Trang về đề tài "Phật Hóa Tang Lể", đây là nói về Tang Lễ ở miền nam Việt Nam, còn ở Hà Lan thì tôi nghỉ Thượng Tọa sẻ nói khác đi, sao cho phù hợp tính cách, tập quán, phong tục, nhưng không mất Giáo Pháp Như Lai.



Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính tất cã các Đạo Hửu Gia Hạnh Phổ Hiền.
Thiện Nhân đã viết:Tóm lại gia hạnh thứ 4 này, mong đ/h giải rõ tại sao phải sám hối, vì lý do hay nguyên nhân nào chỉ thế thôi.
.

Vì sao, chúng ta phải sám hối?

Nói cho đầy đủ là "Sám hối nghiệp chướng", và vì chúng ta còn rất nhiều nghiệp chướng, có rất nhiều nghiệp chướng nên phải sám hối. Nếu chúng ta không còn nghiệp thì chúng ta không phải sám hối, nhưng điều này e rằng rất khó, chỉ có "Bậc chứng Thật Tướng các Pháp" như trong Chứng Đạo Ca,
Huyền Giác đã viết:
  • Chứng thật tướng vô nhân pháp.
    Sát Na diệt khước A Tỳ Nghiệp.
    Nhược tương vọng ngữ cuồng chúng sanh.
    Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.
Chúng ta, Gia hạnh Phổ Hiền, vì nhiều kiếp quá khứ do tham, sân, si mà gây tạo ra vô số nghiệp ác, những nghiệp ác này đã huân tập, ăn sâu, vào kiếp này, vào đời này, vào thân, khẩu, ý, làm cho thân không thanh tịnh, làm những việc "trời ơi, đất hởi", miệng thốt ra lời cay đắng hằn học, ý lo nghĩ mấy chuyện "không đâu vào đâu", mấy chuyện thị phi (đúng sai), nhân ngã (ta, người), nên cần phải sám hối. Chữ "Sám" có nghĩa là nhìn lại thấy lổi lầm, chữ "Hối" là nhủ lòng không tái phạm.

Nghiệp ác đã tạo ra bao đời thì nay làm "thấy" được, đễ mà "hối"?

Chúng ta không thấy được "nhân" là nghiệp xấu ác trước đã tạo, nhưng chúng ta cũng thấy được "quã" đã trổ là thân xấu nhơ, thân tướng chẳng đẹp đẻ, mập, lùn, cao quá cở, ốm đói,..., thân chẳng chịu làm việc thiện, việc lành , miệng hôi hám, lệch lạc hàm răng, hô móm, ngọng, cà lăm,..., tiếng nói như cú như vọ, chẳng chịu nói lời ái ngữ dể nghe, và ý thì rong ruổi bốn phương trời. Những việc này là "quả" của kiếp hiện tại và cũng là nhân xấu ác cho kiếp vị lai, vì vậy chúng ta nên cần phải luôn sám hối, luôn luôn sám hối.

Sám hối cho đến khi nào, ba nghiệp thân khẩu ý đều thanh tịnh, hiện hảo tướng, thân dù tướng chẳng đẹp nhưng làm những việc lành, việc thiện, không vì mình mà vì người, là hảo tướng thân, miệng dù xấu xí nhưng nói ra đều là lời ái ngữ, khuyến tấn, khuyên nhũ,..., là hão tướng khẩu, ý niệm thì chỉ có niệm Phật, là hảo tướng ý.

Hạnh "Sám hối nghiệp chướng" là công đức vô lương. Vì sám hối là biết tàm quý, biết hổ thẹn, chỉ cần mình có tâm biết xấu hổ với những việc mình làm trước đây thì đó chính là công đức, và mình biết sám hối là công đức vô lượng.

Vì sám hối là quay lại nhìn chính mình bằng con mắt Tuệ Giác, thấu rỏ cái "Ta" không thực có, các Pháp đều như huyển. Chính là nhìn Thật tướng các Pháp, vô nhân vô pháp như Thiền Sư Vỉnh Gia Huyền Giác vậy.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong tangbong tangbong

Nguyện băm ba: Chúng dân mới tới
Quả Vô sánh bất thối chứng liền
Lại thêm quả Phật siêu nhiên
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sanh
Tôi sẽ giúp cho thành sở mộ
Tới thập phương tế độ hàm linh
Hạnh tu Bố tát rất tinh
Lại còn lấy sức oai linh hộ truyền
Cho người ấy tinh chuyên tấn bộ
Cùng chúng sanh tín thọ pháp huyền
"Bồ đề", "Tịch diệt" "Phổ Hiền"
Tấn thêm "Tối thắng" cần chuyên tu hành.


(Trích: "Bốn mươi tám nguyện" của Tỳ kheo Pháp Tạng, văn vần)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Lạy Phật là Kính lễ, Lạy Phật là Sám Hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Pháp môn Lạy Phật.
HT.Thích Trí Hoằng


Trong truyền thống tu tập Việt Nam, pháp môn Lạy Phật là một pháp môn rất phổ biến được thực tập trong hàng xuất gia cũng như tại gia. Trong các chùa cứ vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch đều có các buổi lạy Hồng Danh Sám Hối. Bây giờ tại hải ngoại chúng ta cũng vẫn tiếp tục tu tập theo truyền thống đó. Như thế đủ chứng minh tính mầu nhiệm của pháp môn này. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực tập thấy có an lạc và lợi ích thiết thực cho thân và tâm, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao. Trong bài này chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu những lý do nào khiến pháp môn này mang đến cho chúng ta những lợi lạc mầu nhiệm đó.

Sau thời gian dài sống tại Bắc Âu cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ là những vùng rất lạnh của thế giới, chúng tôi nghiệm ra tại đây có rất nhiều người mắc phải những chứng bệnh thuộc về phong thấp như đau nhức khớp xương. Nhất là những người lớn tuổi đến từ các nước thuộc khu vực nhiệt đới. Bác sĩ khuyên mọi người nên tập thể dục. Ai cũng thấy lời khuyên đó đúng. Vì sang đây chúng ta ít khi có cơ hội để vận động thân thể cho máu huyết lưu thông. Chúng ta ngồi quá nhiều, vừa bước ra khỏi nhà đã leo lên xe, đến sở làm phải ngồi suốt buổi. Ngày này sang ngày nọ cứ như thế. Thêm vào đó, qua sự ăn uống cơ thể chúng ta tiêu thụ quá nhiều độc tố. Từ đó đủ các chứng bệnh về tim cũng như ung thư phát sinh. Tuy thế việc tập thể dục vẫn là vấn đề nan giải. Với những người trẻ tuổi ít gặp khó khăn hơn. Còn đối với những người lớn tuổi, đây quả thật là một khó khăn lớn. Vì văn hoá khác biệt, các cụ ta thấy ngại ngùng trong việc đi bơi đi lội, đi đến nhà tập thể dục để luyện tập thân thể. Đó là chưa kể vấn đề di chuyển cũng như ngôn ngữ, vì phần lớn các cụ không biết lái xe và tiếng tăm không thông. Còn việc đi bộ cũng không dễ dàng thực hiện được, vì vào mùa ấm còn đi lại chút đỉnh, chứ những ngày lạnh chẳng dám hé cửa, đừng nói chuyện ra ngoài đường. Nếu đi không khéo, trợt tuyết té thì khổ thân. Nói tóm lại là đành chịu chết. Các vị than phiền và không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Chúng tôi chỉ khuyên các cụ hãy cố gắng thực tập pháp môn Lạy Phật mỗi ngày, sáng cũng như tối.

Các cụ theo đó thực tập. Vài tuần lễ sau đã có người đến chùa cám ơn, nhờ thực tập pháp môn Lạy Phật đã khỏi bệnh. Có vị cho chúng tôi hay sau mấy tuần lạy Phật, bây giờ đã hết luôn chứng đau lưng. Chứng bệnh mà vị đó đã bị từ nhiều năm nay, uống thuốc gì cũng không khỏi. Các vị khác cho hay bây giờ ngủ ngon giấc không mộng mị, các chứng tê nhức cũng đã hết. Còn những người trung niên cũng cho biết họ đã bán các dụng cụ tập thể dục, vì cứ mỗi sáng sau khi lạy hai mươi phút mồ hôi toát ra như tắm, như thế thì hơn thể dục nhiều.

Trong Các Truyền Thống Phật Giáo, Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập. Với Phật Giáo Tây Tạng vấn đề lạy Phật là một phương pháp tu căn bản. Trong truyền thống này, khi bắt đầu những kỳ nhập thất dài hạn, thông thường kéo dài ba năm ba tháng ba ngày, các vị lạt-ma lạy một trăm ngàn lạy. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ thực hành lạy Phật. Trung bình mỗi ngày lạy được ba ngàn lạy, và cứ lạy liên tục như thế trong ba tháng mười ngày thì đủ một trăm ngàn.
Có người thắc mắc không hiểu lạy như thế có lợi ích gì? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ trong phần sau. Đại khái chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn chuẩn bị cho thời gian "hạ thủ công phu" để nỗ lực tinh tấn trên con đường khai triển tuệ giác. Sự chuẩn bị này được chú trọng trên cả hai phương diện thân và tâm.

Sau giai đoạn lễ lạy đó, tâm hồn hành giả thơ thới, thân thể tráng kiện. Khi đó vị hành giả cảm thấy như mình được tái sinh từ thể xác đến tinh thần. Cần hội đủ những điều kiện cần thiết đó thì công cuộc khổ tu của những tháng năm đến mới thành tựu viên mãn. Chúng ta cũng nên biết rằng, Tây Tạng là một nước ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như thế, nếu không có một thân thể cường tráng một ý chí mãnh liệt thì khó có thể tiếp tục công việc tiến tu.

Do đó sự hành trì lễ lạy là một phương pháp tốt để đạt những mục tiêu ban đầu. ngoài ra các Phật tử Tây Tạng cũng thực hành phương pháp "nhất bộ nhất bái" (nghĩa là: đi một bước lạy một lạy) trong các cuộc hành hương chiêm bái các thánh tích như: Cung Potala nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngự, các tu viện nổi tiếng nơi có bảo tháp các vị tổ sư...

Quang cảnh rất cảm động chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo, là hàng trăm vị Lạt-ma cùng các Phật tử Âu Mỹ thực hành pháp môn lễ lạy. Họ cứ lạy từ sáng đến chiều và từ ngày này sang ngày nọ. Cách lạy của người Tây Tạng cũng khác hơn chúng ta là họ lạy nằm dài hết cả người xuống đất. Tấm ván dùng để lạy trở nên bóng loáng và chỗ hai bàn tay chống xuống để đẩy dài người ra bị lõm sâu xuống. Điều đó chứng tỏ họ đã lạy không biết bao nhiêu ngàn vạn lạy rồi.

Qua những khảo sát đó, chúng ta hiểu được: Tại sao dân Tây Tạng có thể sống khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo? Làm sao để thành đạt kết quả tu tập? Những thành tựu đó có thể nói phần lớn nhờ bởi công phu lễ bái. Chính việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự nghiệp tu chứng. Ngày nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá khắp nơi.

Tại Trung Quốc, các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Trung Quốc có những cuốn kinh dành riêng cho việc lễ lạy như:
Kinh Hồng Danh: 108 lạy, kinh sám hối căn bản.
Kinh Ngũ Bách Danh: 500 lạy, gồm tên của 500 vị Phật hay 500 danh hiệu của một vị Phật hay Bồ Tát.
Kinh Thiên Phật: 1.000 lạy, danh hiệu của một ngàn vị Phật.
Kinh Ngũ Thiên Phật: 5.000 lạy, danh hiệu của năm ngàn vị Phật.
Kinh Vạn Phật: 10.000 lạy, danh hiệu của mười ngàn vị Phật.
Thủy Sám: sách sám hối, vừa tụng vừa lạy, do ngài Ngộ Đạt soạn.
Lương Hoàng Sám: bộ sách sám hối, do hoà thượng Chí Công đời vua Lương Võ Đế soạn để sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.

Qua các kinh đó chúng ta thấy Phật Giáo Trung Quốc đã hành trì pháp môn Lạy Phật nghiêm túc như thế nào.
Ngày xưa các chùa đều được xây dựng nơi núi cao rừng sâu, tránh cảnh thị thành náo nhiệt để các hành giả chuyên chú quán chiếu nội tâm. Các ngôi chùa như Thiếu Lâm Tự được xây dựng trên núi Thiếu Thất. Để có đủ sức khoẻ chống lại sơn lam chướng khí thú dữ, các thiền sinh phải luyện tập võ thuật và khí công kèm với sự tu tập phát huy tuệ giác. Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là người đã khai sáng Thiền Tông tại Trung Quốc, cũng là tổ sư sáng lập võ thuật tại đây. Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa thân và tâm. Sự thành tựu tuệ giác phải song hành với sự tráng kiện của thân thể. Khí công và nội lực là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tâm linh. Không thể nào có được ý chí dũng mãnh trong một thân thể bệnh hoạn. Từ đó các tổ đã kết hợp hai truyền thống tu luyện của Ấn Độ và Trung Quốc, truyền thống yoga cũng như các phương pháp luyện công luyện khí của võ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn Lạy Phật. Như thế chúng ta thấy Lạy Phật là kết quả tiêu biểu cho những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu sắc tinh hoa của các nền đạo học Đông phương. Một vị thánh tăng trong thời đại chúng ta là ngài Hư Vân (1840 -1959), ngài đã hành trì "tam bộ nhất bái" (ba bước một lạy) từ Phổ Đà Sơn về Ngũ Đài Sơn, khoảng đường dài bằng từ New York về Seatle. Trong cuốn Tự Truyện ngài đã kể lại những kinh nghiệm tu chứng của ngài trong thời gian lễ bái đó. Ngài có được những khả năng phi thường như nhìn xuyên qua vách, nghe được tiếng từ xa, biết việc vị lai ... Lúc bị chính quyền cộng sản tra khảo dã man, người cai ngục tưởng ngài chết rồi. Nhưng sáng hôm sau thấy ngài ngồi dậy như trước đó chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngài thọ 120 tuổi.

Ngày nay tại Tổ Đình Vân Môn tại Quảng Đông Trung Quốc, mỗi sáng chư tăng sau thời công phu bắt đầu lạy ba trăm lạy. Phật Giáo Việt Nam cũng như Nhật Bản và Đại Hàn chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật Giáo Trung Quốc. Do đó trong phương pháp hành trì rất chú trọng về lễ lạy. Phật tử Việt Nam đến ngày nay vẫn duy trì mạnh mẽ phương pháp tu tập đó. Vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch, chúng ta có những thời Hồng Danh Sám Hối. Chúng ta cũng lạy Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật... Ngoài ra, có người cũng phát nguyện lạy từng chữ trong các bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Bát Nhã, Niết Bàn, Hoa Nghiêm...

Trước năm 1975, lúc chúng tôi tu tập tại Chùa Già Lam, Gia Định, mỗi sáng sau thời công phu, Hòa Thượng Trí Thủ xướng hồng danh chư Phật chư Tổ để mọi người lễ lạy. Giọng Ôn sang sảng vang dội khắp chùa. Thỉnh thoảng Ôn nhập thất. Trong suốt thời gian đó Ôn trì niệm và lễ bái hồng danh Đức Phật A Di Đà. Những năm cuối đời Ôn vẫn kiên trì tu tập pháp môn đó. Qua cuộn băng cassette thu tại Chùa Già Lam vào khoảng năm 1982, chúng tôi vẫn còn nghe giọng xướng trầm hùng của Ôn và Đại Chúng. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi được biết Tu Viện Kim Sơn tại Bắc Ca-li thực hành chuyên cần công phu bái sám. Đại Chúng lạy mỗi ngày hai thời và mỗi thời khoảng hai trăm lạy. Cũng như rất nhiều các Chùa Việt Nam khác tu tập pháp môn lễ bái này.

Tác phẩm nổi tiếng về sự hành trì pháp môn Lạy Phật này là cuốn Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tôn soạn. Nhà vua soạn bộ sách sám hối này cũng trong tâm trạng thành khẩn như ngài Ngộ Đạt sám hối nghiệp chướng nhiều đời, như vua Lương Võ Đế sám hối quả báo của hoàng hậu.
Như chúng ta biết vua Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều Trần. Dưới áp lực của thái sư Trần Thủ Độ, cũng là chú của vua, bắt vua phải làm những việc loạn luân, thất nhân tâm như ruồng bỏ vợ, lấy chị dâu đang mang thai, cùng chứng kiến những cảnh tàn sát tôn thất nhà Lý. Không chịu nổi những cảnh tàn ác đó, nhà vua bỏ kinh thành vào núi để xin xuất gia. Phù Vân quốc sư đã khuyên nhà vua hãy trở về gánh lấy trọng trách để tìm cách chuyển đổi chính sách bạo tàn thành chính sách khoan hòa nhân đạo, cũng như theo đuổi con đường tu tại gia. Nhà vua đã trở về. Sách Khóa Hư Lục đã được soạn ra trong hoàn cảnh đó. Trong đó nhà vua đã soạn những bài văn thống thiết để ngày đêm sáu thời lễ bái sám hối cho nghiệp chướng tiêu trừ, cho quốc thái dân an. Với ảnh hưởng đạo đức của vua Thái Tông, triều Trần đã trở thành một triều đại quân chủ Phật Giáo hùng mạnh trong lịch sử với những chiến thắng Mông Cổ oanh liệt. Mông Cổ là đoàn quân bách chiến bách thắng, xây dựng một đế quốc trải dài từ Âu sang á, chưa bao giờ bị thua trận.

Sự Lợi ích

Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của những kinh nghiệm tu tập sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do đó những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn lao. Sự lợi ích đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng như tinh thần.

Về Thân: phương pháp Lạy Phật mang lại những hiệu quả sau:

1. Trước hết, động tác lạy Phật là một phương pháp thể dục tốt. Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên toàn thân đều được vận động tối đa. Khác với lúc tập thể dục, vì thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các bắp thịt đồng đều cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có bơi lội chúng ta mới cử động toàn thân. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta chữa trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo khác.

2. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học Đông phương, một khi các huyệt đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu trừ.

3. Sau khi Lạy Phật xong, hãy ngồi xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc biệt mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc thiền định. Sự an lạc này mang lại cho chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não, những ưu tư, những đau buồn... cũng nhanh chóng tan biến.

4. Các trọng huyệt này tương ứng với các luân xa trong truyền thống yoga Ấn Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các luân xa này giúp chúng ta khai triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh.

Về Tâm: phương pháp Lạy Phật là phương pháp điều tâm để thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ý (tư tưởng, ngôn ngữ và hành động). Phương pháp này giúp ta:

1. Tiêu trừ nghiệp chướng: Trong sự sám hối, thành tâm đảnh lễ mười phương chư Phật bằng cả thân tâm của mình. Quán chiếu sâu xa nguồn gốc tội lỗi, cùng bản tánh của tội lỗi. Quán tưởng hào quang chư Phật mười phương hiển hiện trước mắt, cũng như Phật tánh trong tự tâm tỏa rạng. Nhờ Phật lực hộ trì cùng nỗ lực tự tâm để thanh tịnh ba nghiệp. Với sự sám hối đó các ác nghiệp và chướng duyên đều được chuyển hóa.

2. Thiện căn tăng trưởng: trong khi lễ lạy, hồi hướng cho kẻ thân người thù đều được lợi lạc, đều được thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát. Như thế Bồ Đề Tâm (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh) được nuôi dưỡng, lòng từ bi được phát triển. Sự lễ bái hàng ngày đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Sự an lạc này giúp cho phiền não tiêu tan, sự trầm tĩnh trở lại trong tâm hồn và lòng thương cũng phát sinh đối với người ghét.

3. Đức khiêm cung phát sinh: trong khi hạ mình xuống sát đất để lạy Phật, để thấy những thành đạt của mình chỉ là những giọt nước trong đại dương bao la. Bác Hoài phát biểu trong buổi thảo luận Phật Pháp, để chuyển hóa tâm kiêu mạn của mình, mỗi ngày bác Lạy Phật để hồi hướng công đức về thiên, về địa, về sư trưởng, về ông bà cha mẹ... để cảm nhận trùng trùng ân nghĩa. Để thấy sự thành tựu của mình hôm nay là công ơn tác thành của nhiều người. Để từ đó tâm khiêm nhường phát sinh. Trong Kinh Đức Phật thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và là con đường đưa đến giải thoát.

Sự Hành Trì

Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta có lạy Hồng Danh, Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật ... Tùy theo hoàn cảnh và khả năng để áp dụng cách lễ lạy cho thích hợp. Điều quan trọng là sự hành trì đều đặn. Nếu chưa quen chúng ta có thể bắt đầu bằng ba mươi lạy, rồi sau đó tăng dần cho đến một trăm lẻ tám lạy (để trừ một trăm lẻ tám phiền não). Nếu có băng Hồng Danh thì mở băng và theo lời xướng danh hiệu Phật trong băng để lạy. Chúng ta có thể lạy mỗi ngày một hay hai lần.
Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho đến đủ số. Hoặc chúng ta có thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định thì ngưng. Hoặc mười lăm phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương cách đề nghị để chúng ta tùy nghi thực hành.

Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng không gian bằng chừng chiếc chiếu là đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được, miễn tâm thành là được. Ngay cả trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi tối khi đi ngủ chúng ta có thể thực tập.

Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa xuống ngực rồi lạy xuống sát đất. Điều này biểu tượng cho "thân tâm cung kính lễ" (đem thân đoan nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể đều chạm đất). Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi yếu chân, có thể quỳ lạy).
Hình ảnh

Trong khi lạy cố gắng kết hợp cả ba phương diện: thân đứng nghiêm chỉnh cử động nhịp nhàng hoà hợp, hơi thở đều đặn miệng niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát, tâm quán tưởng đến Phật, Bồ Tát hay cảnh giới của chư Phật và Bồ Tát. Ví dụ: có thể quán tưởng đến Đức Phật A Di Đà đang ở trước mắt, hay cảnh Tịnh Độ chung quanh ta.

Kết Luận

Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một phương pháp rất đơn giản, nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng được, bất kỳ nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các phương pháp tu tập của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác thành. Sự thực hành pháp môn này mang lại lợi ích rõ rệt cho cả thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư.. Tinh thần an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại. Tạo điều kiện thuận tiện khai triển khả năng tâm linh vô biên để tiến tới giải thoát hoàn toàn. Đây là một pháp môn mầu nhiệm, những niềm hoan lạc sâu sắc chúng ta kinh nghiệm được trong lúc hành trì là những bước tiến vững chắc trên bước đường tu tập. Qua những thành tựu đó giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm đối với những pháp môn chư tổ truyền lại.
  • Lời Phật Dạy:
    Mười Công Đức Lạy Phật
    1.- Được sắc thân tốt đẹp.
    2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
    3.- Không sợ sệt giữa đông người.
    4.- Được chư Phật giúp đỡ.
    5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.
    6.- Mọi người đều nương theo mình.
    7.- Chư Thiên cung kính.
    8.- Đủ phước đức lớn.
    9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.
    10.- Mau chứng quả Niết Bàn.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:55 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách