Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Cách đây hơn 10 năm ht có nghe kể một câu chuyện về Phật pháp, nay ht xin kể lại nhưng có sữa đổi một ít cho phù hợp với dạy của Đức Thế Tôn, ht xin chia làm hai phần, phần một nói về cốt truyện , phần hai về luận giải.
Xin chư ĐH hoan hỷ .
Ở một vương quốc nọ, có một vị vua cai trị dân rất nhân từ, nhà vua cũng là người mộ đạo, ngài thường tìm các vị tu sĩ vấn đạo.
Nhà vua có một ái phi rất là xinh đẹp và hiễu ý vua,bà ái phi này tánh lạc quan yêu đời, lúc nào cũng quấn quít bên nhà vua,
càng làm cho nhà vua yêu bà hơn.
Rồi bổng một hôm bà ái phi này, đột nhiên qua đời, khiến nhà vua rất là buồn, ngài tìm đủ mọi cách để gìn giữ thể xác của bà,
và mong sao cho bà được hồi dương, các ngự y trong triều đều bó tay,kg ai có khả năng này, trên đời làm gì có loại thuốc như
vậy, nhưng nhà vua kg tin, ngài ra thông báo ai mà làm cho bà ái phi sống lại, nhà vua sẽ chia nữa giang sơn, thông báo này truyền đi rất xa,.
Thế rồi nhiều ngày đã trôi qua mà vẫn kg có tin gì, khiến nhà vua càng đau buồn mất ăn, mất ngủ, cho đến ngày thứ bảy, trong lúc nhà vua đang tuyệt vọng ,thì có một vị tăng sĩ vào xin xem xác bà ái phi này có thể làm hồi sinh được chăng ?
Nhà vua vui mừng đưa vị tăng sĩ này đến bên thể xác của bà, thì ôi thôi thể xác của bà đã kg còn nguyên vẹn, mùi hôi bốc ra
nồng nặc hôi thúi.
Vị tăng sĩ nói với nhà vua : " bà đã đi tái sanh rồi, kg thể nào làm cho hồi dương được, dù có làm được nhưng thể xác này đã hư
hoại rồi kg còn xài được nữa "
Nhưng nhà vua kg tin, vị tăng sĩ liền dẫn nhà vua ra sau vườn ngự uyển rồi chỉ " Quốc vương có thấy hai con bọ ấy kg ?
con trước là con đực, con sau là con cái mà cũng là bà ái phi của ngài đó "
Nhà vua nghĩ " Khi ở bên ta bà chưa từng làm chuyện gì xấu sao lại sanh làm giống bọ hôi tanh ấy, bà phải sanh vào cõi trời
mới đúng "
Vị tăng sĩ thấy nhà vua nghi ngờ kg tin, bèn dùng thần thông cho vua nói chuyện với con bọ: " Ta đây nè ái khanh có nhận ra
ta không ? "
Con bọ cái trã lời : " Thiếp nhận ra hoàng thượng "
Nhà vua tiếp : " Ái khanh có biết là ta rất nhớ và yêu thương nàng "
Nhà vua hỏi : " Vì cớ nào nàng lại tái sanh làm giống bọ này ? "
Con bọ đáp : "Bởi vì lúc còn làm ái phi cũa ngài, thiếp chỉ hưởng phước vui chơi suốt ngày, tuy kg tạo thêm nhân gì xấu,
nhưng cũng kg làm thêm việc gì tốt, cho nên lúc cận tử, nhân xấu làm trong tiền kiếp lại cho quả, nên kiếp này tái sanh làm giống bọ này "
Con bọ tiếp : " Xin hoàng thượng hảy quên thiếp đi, bây giờ thiếp đã có chồng mới rồi,chồng thiếp đi đâu thì thiếp đi đó "
Đúng là khi bà còn sống, nhà vua ở đâu thì bà theo đó quấn quít bên nhà vua, bây giờ quen tánh cũ cứ đi lẩn quẩn bên con bọ
đực kia.
Nghe xong nhà vua nổi giận, bảo người đem đốt cái thi thể bà ái phi liền.
Sau khi thiêu đốt xong nhà vua bất đầu nguôi giận, ngài thấy tâm tánh mình thay đổi bất thường và kg tự chủ được " Tại sao ta
lại như thế này "
Ngài nhớ lại thấy mình quá tham ái, do tham ái mà làm kg được (gìn giũ và tìm cách làm hồi sinh bà ái phi ) rồi đau khổ, do nghe
những lời trái tai,kg vừa lòng mà ta đã nổi giận kg kèm lòng được.
Ngài suy gẫm và hiểu được ba tướng vô thường khổ não vô ngã,tham và sân.
Ngài thấy minh già đi và tâm trí kém sáng suốt, nhớ lại lời của bà ái phi lúc nảy "Bởi vì thiếp còn là ái phi của ngài ...."
Nhà vua suy nghĩ:" Suốt đời ta chỉ lo hưởng thụ an nhàn, lạc thú trần gian, thiếu chuyên cần tu học, vậy lúc chết rồi, sẽ sanh vào đâu ? làm người chăng ? hay giống như bà ái phi , se' là con vật gì đây ? "
Nghĩ tới đây nhà vua lo sợ " Vậy ta phải làm gì, để đừng rơi vào những con đường khổ như vậy ? Ai có thể giúp ta xa lìa các cãnh khổ như vậy ".
Nhà vua chợt nghỉ đến vị cao tăng đắc đạo " Vị cao tăng này có thể giúp được ta xa lìa các cãnh khổ kia ".
Ngài liền đi tìm nhà sư và xin xuất gia, vị tăng sĩ biết là nhà vua đã giác ngộ, nên hoan hỷ nhận lời.
Sau đó nhà vua truyền ngôi báu cho người khác, rồi theo sư phụ lên núi tu hành.
Chúc các đạo hữu an lạc.
Kinh,ht
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 12/07/11 04:03 với 3 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

vô thường khổ não vô ngã,Phần giải một

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu.
Lúc nầy quá bận, kg có nhiều thì giờ ht xin chia luận giãi làm hai phần sau đây:
Phần một luận về câu chuyện dưới đây.
Phần hai luận theo Phật giáo bắc tông.
Xin các vi đạo hữu hoan hỷ.

bà ái phi này tánh lạc quan yêu đời, lúc nào cũng quấn quít bên nhà vua,

Đây là do quen nhiều kiếp trước ( tập đế) tham ái

càng làm cho nhà vua yêu bà hơn.

tham ái

đột nhiên qua đời,

vô thường

khiến nhà vua rất là buồn,

tâm sân (khổ não)

ngài tìm đủ mọi cách để gìn giữ thể xác của bà,

khổ não ,tâm tham ái

và mong sao cho bà được hồi dương,

tâm tham ái

kg ai có khả năng này,

vô ngã

nhưng nhà vua kg tin,

tâm si hợp hoài nghi

khiến nhà vua càng đau buồn mất ăn, mất ngủ,

Đây là tướng khổ não, tâm sân.

trong lúc nhà vua đang tuyệt vọng ,

tâm sân

Nhà vua vui mừng đưa vị tăng sĩ này đến bên thể xác của bà,

từ buồn trở lại vui là tướng của vô thường,tâm tham thọ hỷ

thì ôi thôi thể xác của bà đã kg còn nguyên vẹn, mùi hôi bốc ra nồng nặc hôi thúi.

vô thường

" bà đã đi tái sanh rồi, kg thể nào làm cho hồi dương được, dù có làm được nhưng thể xác này đã hư hoại rồi kg còn xài được nữa "

vô ngã

Nhưng nhà vua kg tin,

tâm si

Nhà vua nghĩ " Khi ở bên ta bà chưa từng làm chuyện gì xấu sao lại sanh làm giống bọ hôi tanh ấy,

tà kiến, vô thường và vô ngã

bà phải sanh vào cõi trời mới đúng "

tham tà kiến

Nhà vua tiếp : " Ái khanh có biết là ta rất nhớ và yêu thương nàng "

Đây là tâm tham ái

"Bởi vì lúc còn làm ái phi cũa ngài, thiếp chỉ hưởng phước vui chơi suốt ngày,

quen nhiều kiếp trước,tập đế

tuy kg tạo thêm nhân gì xấu,nhưng cũng kg làm thêm việc gì tốt, cho nên lúc cận tử, nhân xấu làm trong tiền kiếp lại cho quả, nên kiếp này tái sanh làm giống bọ này "

vô ngã tướng, khổ đế ,cũng là tướng cũa vô thường kiếp trước là người, kiếp hiện tại là con vật khác

bây giờ quen tánh cũ cứ đi lẩn quẩn bên con bọ đực kia.

Tập đế

Nghe xong nhà vua nổi giận,

hồi nảy là tâm tham ái bây trở nên sân là tướng vô thướng,tâm sân,sân do không tự chủ được là tướng vô ngã

Sau khi thiêu đốt xong nhà vua bất đầu nguôi giận,

hồi nảy là tâm sân ,bây giờ giảm dần và hết là tướng vô thướng, và cũng là tướng vô ngã tự phát sanh và tự chấm dứt


ngài thấy tâm tánh mình thay đổi bất thường và kg tự chủ được " Tại sao ta
lại như thế này "

vô thường và vô ngã

Ngài nhớ lại thấy mình quá tham ái, do tham ái mà làm kg được (gìn giũ và tìm cách làm hồi sinh bà ái phi )

gìn giũ và tìm cách làm hồi sinh là tướng khổ nảo,là tham ái

rồi đau khổ, do nghe những lời trái tai, kg vừa lòng mà ta đã nổi giận kg kèm lòng được.

vô thường,vô ngã, khổ não

Ngài suy gẫm và hiểu được ba tướng vô thường khổ não vô ngã,tham và sân.

Trí tuệ suy gẩm thấy đúng (tư duy đúng làm duyên phát sanh 2 chi trong Bát chánh trong vị lai )

Ngài thấy minh già đi và tâm trí kém sáng suốt,

vô thường,vô ngã, lão, bệnh

nhớ lại lời của bà ái phi lúc nảy "Bởi vì thiếp còn là ái phi của ngài ...."
Nhà vua suy nghĩ:" Suốt đời ta chỉ lo hưởng thụ an nhàn, lạc thú trần gian, thiếu chuyên cần tu học, vậy lúc chết rồi, sẽ sanh vào đâu ? làm người chăng ? hay giống như bà ái phi , sẽ là con vật gì đây ? "

tư duy đúng, thấy được tướng tử và sanh trong vô thường,khổ não,vô ngã

Nghĩ tới đây nhà vua lo sợ " Vậy ta phải làm gì, để đừng rơi vào những con đường khổ như vậy ? Ai có thể giúp ta xa lìa các cãnh khổ như vậy ".

lo sợ do tư duy đúng,trí tuệ mới phát hiện ra khổ đế và tập đế,tìm cách nào để ra khỏi bể khổ
luân hồi nhiều kiếp dẫn đến đạo đế .


Nhà vua chợt nghỉ đến vị cao tăng đắc đạo " Vị cao tăng này có thể giúp được ta xa lìa các cãnh khổ kia ".

tu tập,sửa đổi để dẫn đến đạo đế

Do phước báo mà con làm trong ngày hôm nay,Thành kính cúng dường Tam Bảo, hướng dâng đến chư
thiên,các bậc Hửu ân,Ông bà cha mẹ,Thân bằng quyến thuộc, hiện tiền quá vảng, Chúng sinh hửu
duyên ,và chính mổi chúng con; Thân tâm thường an tỉnh,luôn thân cận Bật thượng trí, Để được nghe,
hiểu và hành đúng chánh pháp, hầu tiến dần hoàn toàn dứt khổ;"Ý nghỉa Niết Bàn"


ht thành kính hồi hướng phước báo nầy đến các vị đạo hữu trong Diễn đàn Phật pháp nầy,
Hảy là duyên lành, để đứt khỏi những điều ô nhiểm ngủ ngầm nơi tâm,trong ngày vị lai.

Kính,ht
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 16/07/11 00:12 với 2 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

vô thường khổ não vô ngã Phần giải II

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chào các đạo hữu ,

Sau đây là phần giải hai luận theo Phật giáo bắc tông :

thế nào là vô thường,khổ nảo,vô ngã ?

thế nào là vô tướng,vô trước,chơn không Niết Bàn ?

thế nào gọi là Vô phân biệt trí ?

thế nào gọi là Vô phân biệt tướng ?

Ví dụ :Một căn phòng có ba cửa vào,mổi cửa tượng trưng cho một tướng trong ba tướng
vô thường,khổ nảo,vô ngã, ở trong phòng có một cành hoa.
Một người thợ nhíp ảnh, vào mổi cửa nhíp(chụp) một tấm hình, nhưng khi đem ro so thấy ba tấm ảnh đều
không giống nhau.
Trong phòng tùy mỗi góc cạnh nhìn mà có sự khác biệt,nhưng chỉ có một cành hoakhông khác biệt
đây là Vô phân biệt trí
Tượng trưng cho mỗi góc cạnh là vô tướng,vô trước,chơn không Niết Bàn, cho nên tùy cửa vàothấy tướng
Niết Bàn
,
vào cửa vô thường quả là vô tướng Niết Bàn
vào cửa khổ nảo quả là vô trước Niết Bàn
vào cửa vô ngã quả là chơn không Niết Bàn.
Người thợ nhíp ảnh biết rất rỏ tùy mỗi cửa vào (vô thường,khổ nảo,vô ngã) mà có khác biệt, nhưng cũng biết rỏ (trí tuệ) chỉ
có một cành hoa duy nhất mà thôi,sự biết trên gọi là Vô phân biệt trí, có nghỉa là các vị đồng đắc đạo quả Tu Đà Hoàn
phát sanh trí tuệ biết Niết Bàn đồng như nhau ,tuy rằng tướng để phát sanh có khác biệt cửa vào(vô thường,khổ nảo,
vô ngã ).
Còn cành hoa (ngủ uẩn) là tướng,tùy mỗi góc cạnhnhận định,cho nên khi thấy một tướng sẽ nhận biết các
tướng còn lại, đây gọi là Vô phân biệt tướng,
cho nên trong mỗi sự vật dù thô thiển (sắc==nhãn,nhỉ,tỉ,thiệt,thân căn), hay vi tế (tâm==thọ,tưởng,hành,thức) đều
có ba tướng vô thường,khổ nảo,vô ngã trên.


Cho nên Đức Phật dạy vô thường,khổ nảo,vô ngã và Niết Bàn là vô tướng,vô trước,chơn không.

Còn các vị tổ thì nói Vô phân biệt tướng (ba tướng) và Vô phân biệt trí là Niết Bàn.

Các pháp hành vốn Vô thường
Các pháp hành vốn Vô ngã
Các pháp hành vốn Khổ nảo

Do có ba tướng trên, nên Ngủ uẩn (sắc,thọ,tưởng,hành,thức) luôn biến đổi sanh dIệt mà không thể nào dùng bản ngã hoặc
làm trước , làm cho dừng lại ,do sự biến đổi này nên mới có già,bệnh,tử,sanh

Bốn trạng thái già,bệnh,tử,sanh đều có ba tướng trên,

Và do tâm (thọ,tưởng,hành,thức) luôn có vô thường,khổ nảo,vô ngã ,sanh diệt dựa vào thân và khẩu (1 phần
của sắc) mà tạo nghiệp (tập đế), do nghiệp tốt hay xấu đó mà sau khi tử,lại tạo ra một ngủ uẩn mới
(khổ đế),
cho nên cứ lòng vòng danh và sắc (ngủ uẩn),già,bệnh,tử,sanh,nhân tạo tác còn đó mà quả (khổ đế)
ngủ uẩn đang có hiện tại, lại tạo thêm giống mới (nhân) do nhân quá khứ làm duyên (khởi)quen tánh sanh lên tạo thêm,
cũng do tâm tham ái bám chấp vào ngủ uẩn mà sanh lên.

Do đó trước khi ngủ uẩn (danh,sắc) này chấm dứt (tử),thì nhân cũ tạo tác trong quá khứ và
nhân mới tạo trong kiếp này,nhân nào nhiều và mạnh thì (ra trước) trổ quả liền trong kiếp sống mới
kế tiếp(vô ngã tướng), một ngủ uẩn mới.

Cho nên ngủ uẩn vốn đã ẩn tàng ba tướng vô thường,khổ nảo,vô ngã và bốn trạng thái già,bệnh,tử,sanh,và sự sanh diệt liên
tục trong từng giây.

Chỉ một tiếng khải móng tay là có một triệu sát na tâm Nhơn một triệu sát na tâm sanh diệt.

Đức Phật dạy :" trong chuồng bò có vô số giống bò đen (nhân xấu) và bò trắng (nhân tốt) mà chỉ có một cánh cửa ra ,giống
nào nhiều và gần ,có nhiều cơ hội hơn, nhưng có con ở phía sau quá mạnh lấn ra trước (vô ngã).

Các đạo hữu nào đọc xong phần hai này, suy gẩm cho thật kỷ,rồi xem lại câu truyện trên ,sau đó kiểm lại phần
giãi một nếu có duyên sẽ sáng rỏ .


HT đã luận về khổ đế và tập đế, nếu thuận duyên thì ht sẽ luận tiếp đạo đế và diệt đạo đế.

Do thiện pháp luận giải ba tướng vô thường ,khổ nảo,vô ngã, cùng với thiện pháp nghiên cứu ,tìm hiểu,học hỏi của
độc giả về pháp hành thiền tuệ này, và do nhờ oai lực Tam bảo: Phật bảo,Pháp bảo,Tăng bảo ,hộ trì cho tất cả chúng con
thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp,nhất là thiện pháp tiến hành pháp hành thiền tuệ ,để tạo duyên
lành mau chóng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Thánh Đạo,Thánh Quả,diệt đoạn tuyệt được tham ái ,phiền nảo,
giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.

Nếu chúng con chưa chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế ,chứng đắc Thánh đạo ,Thánh quả và Niết Bàn,thì do phước thiện
thanh cao này ,tái sanh bất cứ kiếp nào ,chúng con sẽ là người có chánh kiến ,gặp được bạn lành ,bạn tốt,bạn thân thiết
khuyên dạy,nhắc nhở chúng con luôn luôn có đức tin trong sạch ,có trí tuệ sáng suốt,tinh tấn trong mọi thiện pháp,tạo duyên
lành trên con đường giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Phần giải II (tiếp theo) :

Nhắc lại phần sau của câu truyện trên :

Nhà vua suy nghĩ:" Suốt đời ta chỉ lo hưởng thụ an nhàn, lạc thú trần gian, thiếu chuyên cần tu học, vậy lúc chết rồi, sẽ sanh vào đâu ? làm người chăng ? hay giống như bà ái phi , se' là con vật gì đây ? "

Vậy trong một ngày 24 tiếng đồng hồ, mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,nhân tốt ),
hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Một năm 365 ngày , mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,nhân tốt ),
hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Từ sinh ra cho tới lúc hấp hối gần chết (cận tử ), mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,
nhân tốt ), hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Đức Phật dạy :" trong chuồng bò có vô số giống bò đen (nhân xấu) và bò trắng (nhân tốt) mà chỉ có một cánh cửa ra ,
giống nào nhiều và gần ,có nhiều cơ hội hơn, nhưng có con ở phía sau quá mạnh lấn ra trước (vô ngã).


Vậy mỗi người trong chúng ta cần phải làm thế nào ?

Nhắc lại phần cuối của câu truyện trên :

Nghĩ tới đây nhà vua lo sợ " Vậy ta phải làm gì, để đừng rơi vào những con đường khổ như vậy ?
Ai có thể giúp ta xa lìa các cãnh khổ như vậy ? ".
Nhà vua chợt nghỉ đến vị cao tăng đắc đạo " Vị cao tăng này có thể giúp được ta xa lìa các cãnh khổ kia ".


Vậy mỗi người trong chúng ta biết nên làm thế nào ?[/

Do thiện pháp luận giải ba tướng vô thường ,khổ nảo,vô ngã, cùng với thiện pháp nghiên cứu ,tìm hiểu,học hỏi của
độc giả về pháp hành thiền tuệ này, và do nhờ oai lực Tam bảo: Phật bảo,Pháp bảo,Tăng bảo ,hộ trì cho tất cả chúng
con thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp,nhất là thiện pháp tiến hành pháp hành thiền tuệ ,
để tạo duyên lành mau chóng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Thánh Đạo,Thánh Quả,diệt đoạn tuyệt được
tham ái ,phiền nảo, giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.

Nếu chúng con chưa chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế ,chứng đắc Thánh đạo ,Thánh quả và Niết Bàn,thì do phước
thiện thanh cao này ,tái sanh bất cứ kiếp nào ,chúng con sẽ là người có chánh kiến ,gặp được bạn lành ,bạn tốt,bạn
thân thiết khuyên dạy,nhắc nhở chúng con luôn luôn có đức tin trong sạch ,có trí tuệ sáng suốt,tinh tấn trong mọi thiện
pháp,tạo duyên lành trên con đường giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.


Kính,ht
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 13/07/11 14:08 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hue thong đã viết:Phần giải II (tiếp theo) :

Nhắc lại phần sau của câu truyện trên :

Nhà vua suy nghĩ:" Suốt đời ta chỉ lo hưởng thụ an nhàn, lạc thú trần gian, thiếu chuyên cần tu học, vậy lúc chết rồi, sẽ sanh vào đâu ? làm người chăng ? hay giống như bà ái phi , se' là con vật gì đây ? "

Vậy trong một ngày 24 tiếng đồng hồ, mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,nhân tốt ),
hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Một năm 365 ngày , mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,nhân tốt ),
hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Từ sinh ra cho tới lúc hấp hối gần chết (cận tử ), mỗi người trong chúng ta đã làm bao nhiêu việc thiện (giống tốt,
nhân tốt ), hoặc bất thiện (giống xấu, nhân xấu) ?


Đức Phật dạy :" trong chuồng bò có vô số giống bò đen (nhân xấu) và bò trắng (nhân tốt) mà chỉ có một cánh cửa ra ,
giống nào nhiều và gần ,có nhiều cơ hội hơn, nhưng có con ở phía sau quá mạnh lấn ra trước (vô ngã).


Vậy mỗi người trong chúng ta cần phải làm thế nào ?

Nhắc lại phần cuối của câu truyện trên :

Nghĩ tới đây nhà vua lo sợ " Vậy ta phải làm gì, để đừng rơi vào những con đường khổ như vậy ?
Ai có thể giúp ta xa lìa các cãnh khổ như vậy ? ".
Nhà vua chợt nghỉ đến vị cao tăng đắc đạo " Vị cao tăng này có thể giúp được ta xa lìa các cãnh khổ kia ".


Vậy mỗi người trong chúng ta biết nên làm thế nào ?[/

Do thiện pháp luận giải ba tướng vô thường ,khổ nảo,vô ngã, cùng với thiện pháp nghiên cứu ,tìm hiểu,học hỏi của
độc giả về pháp hành thiền tuệ này, và do nhờ oai lực Tam bảo: Phật bảo,Pháp bảo,Tăng bảo ,hộ trì cho tất cả chúng
con thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp,nhất là thiện pháp tiến hành pháp hành thiền tuệ ,
để tạo duyên lành mau chóng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Thánh Đạo,Thánh Quả,diệt đoạn tuyệt được
tham ái ,phiền nảo, giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.

Nếu chúng con chưa chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế ,chứng đắc Thánh đạo ,Thánh quả và Niết Bàn,thì do phước
thiện thanh cao này ,tái sanh bất cứ kiếp nào ,chúng con sẽ là người có chánh kiến ,gặp được bạn lành ,bạn tốt,bạn
thân thiết khuyên dạy,nhắc nhở chúng con luôn luôn có đức tin trong sạch ,có trí tuệ sáng suốt,tinh tấn trong mọi thiện
pháp,tạo duyên lành trên con đường giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.


Kính,ht


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
dung phuong
Bài viết: 393
Ngày: 28/08/10 00:27
Giới tính: Nữ
Đến từ: japan

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi dung phuong »

cám ơn bạn,,bài viết rất hay
phượng đã hiễu
chúc bạn an lạc tangbong


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

cảm ơn Hue thong
câu chuyện và diễn giải câu chuyện của Hue thong có ích lắm!
tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong
Đức Phật dạy :

Không có lửa nào như lửa tình dục.
Không có tội lỗi nào như tội lỗi sân hận.
Không có khổ nào như khổ ngũ uẩn.
Không có sự an lạc nào cao thượng hơn sự an lạc Niết Bàn.
Niết Bàn là pháp an lạc tuyệt đối.
Chư Phật Toàn Giác,chư Phật Độc Giác,chư Thánh Thanh Văn Giác đồng tán dương ca tụng Niết Bàn cao thượng nhất.
Niết Bàn là mục đích tột cùng của chư Phật Toàn Giác, chư Phật Độc Giác ,chư Thánh Thanh Văn Giác.Và cũng là mục đích chung cho các hàng Phật tử xuất gia và tại gia cư sĩ.
-Người nào đã đến quy y rồi,
Nương nhờ Đức Phật,Đức Pháp, Đức Tăng,
Thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới.
Chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế.

-Khổ thánh đế,Nhân sanh Khổ thánh đế ,
Niết Bàn, diệt Khổ thánh đế,
Đạo thánh đế hợp đủ 8 chánh,
Chứng ngộ Niết Bàn,pháp diệt Khổ thánh đế.

-Bậc Thánh nhân ấy,
Có nơi nương nhờ an toàn nhất,
Có nơi nương nhờ cao thượng nhất,
Đã đạt đến nơi nương nhờ chân chính rồi !
Giải thoát khỏi mọi cảnh khổ luân hồi.
tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Khổ Thánh đế - Khổ Thánh đạo - Khổ Thánh quả

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong
Vài lời nhắn nhủ,

• khổ Thánh đế

Chúng ta , ai cũng mong cho mình sẽ là một bậc thánh, rồi tùy thuộc theo nồng độ của sự mong cầu theo thời gian dài mà thao thức
mong mỏi mỗi khi tu tập hành thiền, chính sự mong mỏi lâu dần chuyển hóa tâm tánh trở nên nôn nóng do vì vô tình hay cố ý ràng
buột và cột chặt thêm vào tham ái và sân hận vốn đã nhiều đời nhiều kiếp thấm thuần tâm tánh và lại tiếp tục rơi vào cạm bẩy của
tham ái và sân hận, cột buột tâm vào 8 pháp thế gian* vốn đã quá sâu đậm, rồi lại than trách cho số
phận thiểu phước và sanh hoài nghi pháp hành của Đức Thế Tôn, nhưng lại quên đi lời dạy của Ngài là tham ,sân và si là nguồn gốc
của đau khổ .
* 8 pháp thế gian là : được lợi , mất lợi , được vui, bị buồn, bị chê, được thương, bị ghét ...
Chúng ta , ai cũng suốt cuộc sống hiện tại luôn lẩn trốn, tránh cái khổ, không dám đối diện hay nhận diện chân thật cái khổ,
nhất là cái khổ trong kiếp sống hiện tại, nhưng cái khổ nhất lại chính là cái ngũ uẩn nầy là ta, là của ta, mà chúng ta lại không
thấu đáo, hay lảng quên hoặc hoàn toàn quên hẳng,
không phải những chỉ là cái khổ trong mọi lúc , mỗi giây phút không thôi, mà khổ nhất chính là sự tạo tác do ngũ uẩn nầy nó quen tánh thường hằng tạo nghiệp xấu,
nghiệp xấu tạo nhiều hơn là tạo nghiệp thiện, chúng ta hãy dành một ít thì giờ mỗi ngày chân thật quán xét lại kiếp sống hiện tại thì
sẽ rõ, trong kiếp sống hiện tại nầy chúng ta đang tìm hiểu, học và tập tành sống với Phật pháp, ít hoặc nhiều mà !

Nhưng khi gặp chuyện bất như ý thì ôi thôi (vô thường),
sân hận không biết từ đâu ra ? ( vô ngã).
quân tập hồi kiếp nào ? (tập đế), mà nó lại xuất hiện trong tâm ? (vô ngã),
rồi quên mình (thiếu tâm niệm) hành động (vô ngã) theo thói quen (tập đế) tạo nghiệp xấu, có phải đây là tướng bệnh ? ( quên mình, lẩn mà phóng dật)
do già khổ rồi mới bệnh ? già từng giây phút một, già từng ngày một,lâu ngày thành bệnh( bệnh lẩn),
do lẩn mất tâm niệm duyên theo tâm phóng dật (duyên khởi), hành động tạo nghiệp ?.

Kiếp này , chúng ta biết Phật pháp mà còn tạo nghiệp được như vậy, huống chi là những ai không biết chi về Phật pháp hoặc điều lành , điều thiện của người ngoại đạo .(đây là do già, rồi bệnh,bệnh lẩn, già lẩn,không do tuổi tác, do thường nghiệp,phiền não hằng ngày quen sống thành bệnh)

Thử hỏi trong quá khứ vô lượng kiếp thì sao ? chắc chắn còn tạo nhiều hơn bây giờ nữa,
nếu lở bất chợt sẽ chết nay mai ? (vô thường), hay một lát nữa không chừng ? (tử).
Với cái tâm thất niệm phóng dật như vầy, sẽ tái sanh về đâu ? (sanh, vô ngã).
Địa ngục ?, bàng sanh ? , ngạ quỷ ? hay A tu la ? (sanh,khổ đế)
chắc chắn khó mà được tái sanh vào nhân, thiên !

Thật là khủng kiếp ! Thật là kinh hải ! Thật là quá khổ ! Khi phải tái sanh vào một trong bốn đường ác nầy do vô số nghiệp xấu
đã từng tạo tác trong quá khứ và hiện tại, thật là cái khổ trùng trùng ,không gì khổ bằng.( tuệ thấy danh-sắc là khổ)
Rồi sau đó ? do thiện nghiệp đã từng gieo kiếp nào đó, lại tái sanh tiếp làm người,
thì hởi ôi ! Chánh pháp không còn nữa, phải tiếp tục đợi thêm hơn 500 triệu năm nữa trong vị lai một vị Phật Toàn Giác khác ra đời,
thật là phí uổng công sức tu hành chưa được toại nguyện trong kiếp hiện tại, có duyên gặp được một vị Phật Toàn Giác hoặc có duyên
gặp được Pháp bảo do chính Ngài đã để lại, do chính các Chân đệ tử của Ngài, chư vị Thánh Tăng ghi chép, gôm lại và Chân truyền
cho tới ngày hôm nay cho chúng ta.

Khi được tái sanh lại làm người thật là có phước , nhưng tái sanh trong thời kỳ không còn chánh pháp, người hung dữ nhiều vô số , người hiền lành ít , hiếm hoi giống như là đi trong sa mạc ,cứ một bước rải một hạt đậu, cứ vừa đi vừa rải như vậy, thì xem ra đủ thấy cát trong sa mạc nhiều hơn là hạt đậu rải rồi.

Sống chung hổn hợp người xấu nhiều, dể hoà hợp với họ mà quân tập thêm tánh xấu, rồi dể tạo thêm nghiệp xấu, thật khó mà
không thoát khỏi bị rơi lại vào lưới bốn đường ác đạo. ( khổ triền miên)
(trong dân gian có câu : gần mực thì đen,gần đèn thì sáng).

• Khổ thánh đạo, khổ thánh quả.

Do tuệ giác nhận rõ sự nguy hại của danh sắc (ngũ uẩn) nên tuệ giác phát sanh tuệ giác trực nhận (chánh tư duy) sự hiểu biết sâu xa (chánh kiến) chỉ có Pháp hành Trung đạo quán niệm danh và sắc mới là con đường duy nhất để ra khỏi bể khổ triền miên (khổ đế, tập đế) liền phát sanh chánh kiến, rồi tin tấn, định, niệm trên danh sắc hiện diện rõ trong từ sát na, lúc nầy chánh tin tấn, chánh định, chánh niệm và chánh ngữ được liên tiếp phát sanh (khi niệm đúng danh sắc là chánh ngữ đã có mặt) .

Khi chánh tư duy, chánh kiến, chánh tin tấn, chánh định, chánh niệm và chánh ngữ được đầy đủ và thực hành đúng danh và
sắc sát na kế tiếp liền lập tức phát chánh nghiệp và chánh mạng,

Giai đoạn nầy tham ái bám trên danh sắc , ngũ uẩn nầy là ta, là của ta không còn chỗ để nương tựa, tuệ giác thấu rõ sự thật tột cùng (chơn đế) khổ đế và tập đế qua danh và sắc và sự vô thường, khổ não, vô ngã trên danh và sắc (*1) ( già, bênh, tử, sanh) từ đâu mà có và sẽ về đâu, lúc nầy tánh phàm nhân bị khô héo, tiêu hủy hoàn toàn, tuệ giác trực nhận liền phát sanh tuệ giác tỉnh giác hành xã (vô tham) trên danh sắc và thuận theo tuệ nầy gôm đủ 8 chánh sát na thánh đạo lập tức phát sanh , sát na thánh quả kế tiếp làm bực sáng nhận thấy Niết-Bàn, lúc nầy tuệ giác tỉnh giác hành xã (vô ký) tùy duyên khởi và duyên diệt liên tục nhận biết một cách
đơn thuần vô ngã và vô thường của danh và sắc,thanh tịnh không còn bị giao động chỉ vắng lặng quan sát sự sanh và sự diệt của
danh và sắc.

Khi sát na thánh quả vừa diệt, một hạnh phúc vô bờ mà từ trước cho đến nay hành giả chưa từng kinh nghiệm
hoặc biết qua.
(*2)
(*1) Do không vì hài lòng (tham ái) ,hoặc không hài lòng (sân hận), cho nên ái dục qua thân và tâm không có nơi nương tựa vào danh-sắc hay ngũ uẩn, khônglà ta hay là của ta (kinh vô ngã tướng).
do không Ái cho nên Thủ không có, do không Thủ cho nên Hữu không có, do không Hữu cho nên Sanh không có,
do không sanh cho nên Lão, Tử không có.
Do Lão, Tử không có, nên vô-minh không có mặt, do không có vô minh nên Niết-Bàn hiện diện,

Thoát ra khỏi sự trói buột, sự dính chặt, vượt qua khỏi 12 vòng nhân duyên làm nhà cho một cá thể danh và sắc mà bấy lâu
cứ mải trôi theo dòng tử sanh.

Cho nên Niết-Bàn không vì cầu mong (tham ái) hay nôn nóng mong chờ ( sân ) làm trước mà phát sanh . Chơn không, vô tướng,vô nguyện.
(*2) Trạng thái tâm Niết Bàn của vị thánh Dự Lưu lần đầu tiên gần giống như [ Như Lai] bất chợt hiện diện có mặt rồi bất chợt biến mất giống như đã có mặt, không để lại một dấu vết nhỏ nào, dù là vi tế đi nữa, giống như là tiếng khải móng tay vậy, sự va chạm móng tay (thánh đạo), sự tách rời móng tay ( thánh quả), sự phát sanh âm thanh (Niết-Bàn), chỉ trong chớp nhoáng, bất ngờ, không đợi cũng không mong.
Chỉ có Bát chánh đạo, chỉ duy nhất một Pháp Hành Trung Đạo của Đức Thế Tôn, tu tập theo pháp hành thiền tuệ Tứ niệm xứ duy nhất mới vượt ra khỏi cái khổ triền miên nầy.

Cầu chúc cho chúng con mau giác ngộ chân lý Tứ Thánh đế, quay đầu hướng về con đường giải thoát do chính Đức Thế Tôn tuyên giảng, mau mau liễu ngộ kịp thời Thánh đạo,Thánh quả trước khi giáo pháp của Ngài không còn trên cõi người.

Do thiện pháp luận giải Khổ thánh đạo, khổ thánh quả, cùng với thiện pháp nghiên cứu ,tìm hiểu,học hỏi của
chúng con về pháp hành thiền tuệ này, và do nhờ oai lực Tam bảo: Phật bảo,Pháp bảo,Tăng bảo ,hộ trì cho tất cả chúng con
thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp,nhất là thiện pháp tiến hành pháp hành thiền tuệ ,để tạo duyên
lành mau chóng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Thánh Đạo,Thánh Quả,diệt đoạn tuyệt được tham ái ,phiền nảo,
giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.


Nếu chúng con chưa chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế ,chứng đắc Thánh đạo ,Thánh quả và Niết Bàn,thì do phước thiện
thanh cao này ,tái sanh bất cứ kiếp nào ,chúng con sẽ là người có chánh kiến ,gặp được bạn lành ,bạn tốt,bạn thân thiết
khuyên dạy,nhắc nhở chúng con luôn luôn có đức tin trong sạch ,có trí tuệ sáng suốt,tinh tấn trong mọi thiện pháp,tạo duyên lành trên con đường giải thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong tam giới.


tangbong tangbong tangbong
kính,ht,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Nhụy khai hoa nở bao giờ?
Hương sen tỏa khắp dạt dào bốn phương... tangbong


huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

tangbong
Thánh phàm cũng tại tâm thôi !
Kém tu ít phước gọi tôi, tâm phàm.
Khéo tu chọn đúng trung đàng.
Diệu đế giác tỉnh Bốn hàng Thánh Tăng.
Vài lời thánh tích còn lưu.
Phật tích , Xá Lợi (*), Kiền Liên thánh hiền. ((*)Xá Lợi Phất )
Mật niêm Bát chánh tụ tiền.
Tám nhành suối ngọt Quả liền thuận sanh.
tangbong


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Nhà vua và ái phi

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một giờ. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảm hoàn toàn khác nhau, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhắm vào tri thức hơn là tình cảm.
Đối với người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến những nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, buông xả, thoát ly. Với các vị đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ Diệu Đế. Trong một vài trường hợp hiếm hoi - như trường hợp Angulimala và bà Khema - Đức Phật dùng oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.
Giáo Pháp Cao Siêu của Đức Phật gợi nguồn cảm hứng cho cả lớp đại chúng lẫn hàng trí thức. Một thi sĩ Phật tử có hát lên những lời tán tụng như sau:
"Đem phỉ lạc đến bậc thiện trí, tạo kiến thức cho hạng trung bình, và đánh tan đêm tối của người ngu muội, đây quả thật là ngôn ngữ của tất cả mọi người."
kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách