Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Kính gởi ĐH Hue Thong
Ngay nơi câu hỏi của ĐH đã sai rồi, vì sao? vì ngũ hay thức cũng đều là trong cái tưởng (tâm thức) mà thôi. nên tui nói rất cần thiết cho cái Tin Tấn hành các thiện Pháp

Còn Chư Vị Phật Thánh đều muốn khai mở cho chúng sinh thẳng về Chân Thật Tánh là ngoài cái Thức hay ngũ (Tỉnh Giác).

Hiện nay sự tiến bộ của loài người, cũng như thời hiện tại, mà các Pháp chuyễn biến nên sự tu học cũng khác nên Chư Vị Giác cũng theo đó mà triễn khai, mà nói Pháp TUỆ MINH SÁT. để vượt bực mau đến sự giải thoát sinh tử luân hồi.

như thế nào là Chánh Pháp ĐH nên soi lại (chớ ĐH còn chấp quá)

Các hành giả hiện đang tu học đều phải dựa niềm TIN, vậy Tin hay Tín như thế nào mới là Chánh Tín ĐH nên soi lại

Bậc Thánh A Na Hàm cả ngàn vị còn không thể luận bàn được,thấy biết được Bậc Thánh A La Hán thì đừng nên nói bàn cái vô bổ mất thời gian tu học, vì không đi đến đâu.

Ngoài ra Y Cứ Kinh mà nói các pháp đều là Phật Pháp. ĐH nên soi lại đừng lấy Tâm lượng nhỏ nhoi mà suy lường nơi sự Giải Thoát của các bậc Thánh Giải thoát mà nên chọn lựa đúng đắng cái Pháp hành cho mình để mau giải thoát đúng như Phật đã dạy( chứ Chư Vị Phật Thánh không dạy trốn nợ , mà chỉ dạy chúng sinh phương cách trả nợ mà thôi) hỏi, tại sao Ta có mặt tại nơi trái đất này ? Ta và vũ trụ này có cái ràng buột gì nên mới có Ta này tại đây? nếu không có cái Ta này thì không có cái gì phải nói nữa, phải bàn gì nữa, tu gì nữa cho mệt. vì không có cái Ta này thì cũng đồng như không có tất cả.(vũ trụ vô minh)

Nên Chân Chánh Phát Bồ Đề Tâm (Phát Nguyện, đúng với Chánh Pháp, đúng với Chư Phật đã Nguyện) thì niềm Tin mới Chơn Chánh.

Vị Thánh A La Hán vì không Nguyện hành Bồ Tát đạo ( trên không thấy Phật, dưới không thấy có chúng sinh) nên Phật chê, ĐH nên suy xét lại

Vài hàng trao đổi hầu mong ĐH Tin Tấn Phát Bồ Đề Tâm, Tin Tấn Phát Nguyện, Tin Tấn niềm Tin sâu nơi Chánh Pháp Phật. (chớ nên ham thần thông mà Trí Tuệ lâu khai mở) vì không có Trí Tuệ thì không thể nào giải thoát sinh tử được.

Mình cũng xin ngưn ở đây chớ Phật Pháp nói muôn kiếp cũng không thể nào hết được. Nếu có gì xúc phạm xin ĐH hỷ xã cho. rất cám ơn ĐH đã trao đổi (nếu mở đề tài nào khác có bổ ích cho sự tu học thiết thực hơn như ví dụ Minh Sát Tuệ.v.v...thì mình sẽ xin trao đổi với ĐH tiếp)


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính gởi ĐH aonhankhach007

ĐH chấp vào câu hỏi mà không xem lại bài viết và giải đáp xem đúng sai, rồi ràng buột theo ý mình, ĐH nên suy xét lại.

Nếu ĐH nói cái gì rất cần thiết cho cái Tin Tấn hành các thiện Pháp, thì đúng ra ĐH nên tạo một đề mục cho mọi người học
hỏi, thay vì buột theo ý của ĐH cho là không phải chánh pháp, việc này ĐH phải chân thật với chính ĐH thì mới phải.

Còn như ĐH nói Các hành giả hiện đang tu học đều phải dựa niềm TIN, vậy Tin hay Tín như thế nào mới là Chánh Tín,
thì đúng ra mổi người tự kiểm lấy, chớ ở đây ĐH buột ht kiểm người khác, ĐH gọi như thế nào là chánh tín thì tự chính
Đh tự kiểm lấy,không ai có thể tự sửa nếu người đó chẳng thấy sai, dù là ĐH buột họ theo ý mình, ĐH đả sai từ lúc đầu
rồi, ht ngay thẳng nghỉ sao viết vậy hay làm mất lòng người, nếu có lời nào không phải xin ĐH rộng lượng tha thứ.

Nói về thần thông ,từ nhỏ cho đến bây giờ ht không hề bám vào,nên dù có dù không ht vẫn thản nhiên ,đối với ht nó là
một món đồ trang sức vậy thôi, điều này ht đã từng viết ra không biết bao nhiêu lần rồi, đây không phải là lần đầu,
ĐH nghỉ chắc là ht chấp vào thần thông lắm phải không ?

ht nghỉ là cứ bàn mải về chuyện này không biết ngày nào mới xong, như ĐH đả viết ở trên "cái gì rất cần thiết cho cái Tin Tấn hành các thiện Pháp" vậy ĐH hoan hỷ tạo ra một đề tài nào mà ĐH cho là thiện pháp, ht rất hoan hỷ được học hỏi thêm.
Lời thật hay mất lòng, cúi xin ĐH hoan hỷ ,rộng lượng bỏ qua cho.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong

Tam Bảo Kinh
(Ratana Sutta) [1]

1. Bất luận ai tụ hội nơi đây, hoặc chúng sanh trên địa cầu hoặc chúng sanh ở cảnh Trời, ngưỡng mong tất cả đều an lành hạnh phúc! Tất cả hãy chăm chú lắng nghe những lời này [1].

2. Tất cả hãy chú tâm suy niệm; hãy biểu lộ lòng từ ái đối với chúng sanh trong cảnh người; ngày đêm hằng dâng cúng [2]. Hãy tận tình hộ trì những người ấy.

3. Dù kho tàng quý giá nào trên đời hay trong một cảnh giới khác, dù châu báu [3] trong những cảnh Trời [4], không có gì sánh bằng Đức Thế Tôn.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

4. Bậc Thiện Trí [5] dòng Sakya (Thích Ca) đã viên mãn Chấm Dứt phiền não, Ly Dục và thành đạt trạng thái Vô Sanh Bất Tử Vô Thượng. Không có gì sánh bằng Giáo Pháp (Dhamma).

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc.

5. Các bậc Thánh Nhân mà Đức Phật Tối Thượng tán dương, được mô tả là "tâm an trụ không gián đoạn" [6]. Không có gì như tâm an trụ ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

6. Tám Vị Thánh ấy [7], hợp thành bốn đôi, được bậc thiện trí tán dương; Các Ngài là những bậc đáng được cúng dường, là đệ tử của Đấng Thiện Thệ - vật dâng cúng đến các Ngài sẽ đem lại quả phúc dồi dào.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

7. Với ý chí kiên trì vững chắc, sống trọn vẹn trong Giáo Huấn của Đức Gotana, không ái dục, các Ngài đã thành đạt những gì cần thành đạt [8] và thể nhập quả vị Bất Tử, các Ngài an nhàn thọ hưởng cảnh Thanh Bình An Lạc.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

8. Như trụ cột [9] chôn sâu trong lòng đất không thể bị gió bốn phương lay chuyển, cùng thế ấy, Như Lai tuyên ngôn, con người chánh trực đã chứng ngộ Tứ Thánh Đế cũng như vậy.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

9. Những bậc đã thấu đạt rõ ràng các Thánh Đế mà bậc Trí Tuệ thậm thâm đã giáo truyền, dầu dể duôi phóng dật, vẫn không tái sanh đến lần thứ tám [10].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

10. Người chứng ngộ Minh Sát [11], ba điều kiện [12] nếu còn, sẽ được loại trừ , đó là - thân kiến [13], hoài nghi [14], và giới cấm thủ. Không bao giờ sa đọa vào bốn khổ cảnh [15] và không còn có thể vi phạm sáu trọng nghiệp bất thiện [16].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

11. Bất luận hành động nào mình đã làm bằng thân, khẩu hay ý, bậc Thánh Nhân không thể giấu; bởi vì người đã thấy Con Đường không thể còn phạm lỗi.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

12. Cũng dường như cây trong rừng [17] đua nhau đâm chồi nở mọng trên ngọn [18] khi mùa hè bắt đầu ấm nóng [19], Giáo Pháp Tối Thượng dẫn đến Niết Bàn đã được giáo truyền vì Lợi Ích Tối Thượng cũng cùng thế ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

13. Đức Thế Tôn Vô Thượng, bậc Toàn Giác, bậc Thánh Nhân đã ban bố, bậc đã Đem Đến và Giáo Truyền Pháp Cao Siêu Tối Thượng.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

14. Quá khứ đã chấm dứt, vị lai không còn nữa, tâm không dính mắc trong một kiếp tái sanh vị lai, tham ái không khởi sanh [20] - các bậc trí tuệ ấy siêu thoát như ngọn đèn kia chợt tắt [21].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

15. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

16. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

17. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc! [22]

-oOo-

Chú Giải Tam Bảo Kinh:

[1] Bản Chú Giải mô tả trường hợp Đức Thế Tôn giảng bài Kinh này như sau:

Vào một lúc nọ dân chúng trong thị trấn Vesali trù phú cùng một lúc gặp phải ba thiên tai - nạn chết đói, nạn bị ma quái phá rầy và nạn dịch hạch. Trước tiên, vì mùa màng thất thoát, những người nghèo không đủ ăn, phải chết đói. Xác chết nằm la liệt, mùi hôi thúi thu hút cảnh âm bất thiện, và sau cùng bệnh dịch hạch truyền nhiễm tai hại.

Trước những tai trời ách nước vô cùng nguy hiểm này, trong lúc dân chúng đang xôn xao bấn loạn thì bỗng nhiên họ nảy sanh ý nghĩ cung thỉnh Đức Phật, lúc ấy đang lưu ngụ tại thành Rajagaha (Vương Xá) gần đó.

Hai vị quý tộc dòng Licchavi hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu liền lên đường sang Rajagaha hầu Phật và thuật lại tình trạng đau thương vô cùng tuyệt vọng của họ. Đức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu và cùng Đức Ananda và đông đảo chư Tăng rời Rajagaha sang sông Ganges, đến Vesali.

Khi Đức Phật vừa đến thành Vesali một trận mưa tầm tã ào xuống, quét sạch thành phố và thanh lọc ô nhiễm trong không khí. Khi ấy Đức Phật giảng bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho Ngài Ananda, rồi dạy Ngài cùng với chư Tăng và đông đảo dân chúng vừa đi khắp thị trấn vừa đọc tụng Kinh này. Ngài Ananda ôm theo bình bát của chính Đức Phật, đựng nước trong đó, và rải nước có đọc kinh cùng khắp. Bản Chú Giải ghi rằng khi chư Tăng vừa đọc những chữ "yam kinci", thì các chúng sanh bất thiện trong cõi âm hoảng sợ rút lui. Bệnh dịch hạch cũng dần dần tan biến. Sau khi chư Tăng đọc kinh để bảo vệ dân chúng trong thành phố xong thì trở về Hội Trường, có Đức Phật chờ nơi đó.

Nhân cơ hội, Đức Phật giảng giải bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho toàn thể đám đông.

[2] Bản Chú Giải ghi rằng người ta vẽ hình chư Thiên, hoặc đục khắc trên gỗ, rồi làm những bàn thờ nhỏ treo trên cây và hằng ngày đem lễ vật đến cúng.

[3] Danh từ Ratana có nghĩa là trân châu bảo ngọc quý giá. Nơi đây danh từ Ratana, bảo vật, hàm ý là Tam Bảo: Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già. Theo đúng ngữ nguyên, danh từ "ratana" gồm ba âm - ra, ta và na. "Ra" là thu hút, "ta" là vượt xuyên qua và "na" là dẫn đến. Phật, Pháp, Tăng gọi chung là Ratana, châu báu, bởi vì Tam Bảo có đức hạnh thu hút tâm của bậc thiện trí; là phương tiện đưa chúng sanh vượt qua đại dương của vòng luân hồi (Samsara); và dẫn đến các cảnh Trời và Niết Bàn cho những ai tìm nương tựa nơi Tam bảo.

[4] Danh từ cảnh Trời ở đây bao gồm luôn cả những cảnh Phạm Thiên (Brahma) từ thấp nhất đến cao nhất - Akanittha (Bản Chú Giải).

[5] Gọi như vậy vì Ngài đã hoàn toàn tận diệt mọi ái dục (Bản Chú Giải).

[6] Magga (Đạo) được gọi là Anantarika Samadhi, tâm định liên tục, không gián đoạn, bởi vì Phala (Quả) theo sau tức khắc không có thời gian gián đoạn.

[7] Tám vị Thánh Nhân ấy là: (i) Vị đã chứng đắc Sotapatti, Tu Đà Huờn Đạo, và (ii) Tu Đà Huờn Quả; (iii) vị đã chứng đắc Sakadagami, Tư Đà Hàm Đạo, và (iv) Tư Đà Hàm Quả; (v) vị đã chứng đắc Anagami, A Na Hàm Đạo, và (vi) A Ha Hàm Quả, (vii) vị đã chứng đắc Arahant, A La Hán Đạo, và (viii) A La Hán Quả.

Như vậy tính từng cá nhân thì có tám vị, tính cặp thì có bốn đôi.

[8] Tức A La Hán Quả.

[9] Indakhila-Inda, có nghĩa Sakka, Vua Trời Đế Thích. Danh từ Indakhila có nghĩa là trụ cột đã được vững chắc chôn sâu trong lòng đất, vừa cao vừa vững như trụ cột của Vua Trời Sakka.

Bản Chú Giải ghi rằng những Indakhila (trụ cột) này được trồng bên trong thành phố để làm đẹp, hoặc bên ngoài như một dấu hiệu bảo vệ. Thông thường những trụ cột này, hình bát giác, được xây lên bằng gạch hoặc bằng gỗ tốt. Phân nửa cây trụ được chôn sâu dưới đất - do đó có thành ngữ: vững chắc như trụ cột Indakhila.

l10] Người đã thành đạt tầng Thánh đầu tiên (Sotapatti, Tu Đà Huờn) chỉ còn tái sanh nhiều lắm là bảy lần.

[11] Tức lần đầu tiên nhoáng thấy Niết Bàn.

[12] Trong mười Samyojana, thằng thúc (kiết sử), tức mười dây trói buộc cột chặt chúng sanh vào vòng luân hồi, ba thằng thúc đầu được loại trừ.

[13] Thân Kiến, Sakkayaditthi - sự tin tưởng cho rằng thân này hiện hữu, tức quan niệm có một linh hồn hay tự ngã thường còn. Đây là một trong ba "Mannana", hay ý niệm, phát sanh liên quan đến thân. Hai ý niệm kia là Tanha (ái dục) và Mana (ngã mạn) -- Bản Chú Giải. Buddhist Psychology, trang 257.

[14] Lòng hoài nghi (i) Buddha, Đức Phật; (ii) Dhamma, Giáo Pháp; (iii) Sangha, Tăng Già; (iv) Giới Luật; (v) quá khứ,;(vi) vị lai; (vii) quá khứ và vị lại; (viii) Paticca Samuppada, Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc. Xem Buddhist Psychology, trang 260.

[15] Bốn khổ cảnh là: địa ngục (niraya), cảnh thú, cảnh ngạ quỷ (Peta) và A-tu-la (Asura).

[16] Abhithanani, sáu trọng nghiệp bất thiện là: (i) giết mẹ, (ii) giết cha, (iii) giết một vị A La Hán, (iv) làm chảy máu Đức Phật (v) chia rẽ Tăng Già và (vi) khư khư chấp thủ tà kiến (Niyata Miccha Ditthi).

[17] Vanappagumbe. Bản Chú Giải giải thích rằng danh từ này do hai thành phần họp lại, Vane pagumbo, chồi cây trong rừng. Nơi đây định sở cách (locative) được dùng trong ý nghĩa của chỉ chủ cách (nominative).

[18] Đây cũng vậy, định sở cách được dùng trong ý nghĩa chỉ chủ cách.

[19] Cũng như vào lúc đầu mùa Hạ cây cối đâm ở mọng xinh tươi sáng sủa, Giáo Pháp (Dhamma) với nhiều lời dạy quý báu, được Đức Phật ban truyền rộng rãi, cũng tươi sáng vinh quang cùng thế ấy.

[20] Một vị A La Hán không còn tái sanh vì đã tạo nghiệp trong quá khứ. Những hành động của các Ngài được gọi là Kiriya (hành) không tạo nghiệp vì đã không còn mảy may ô nhiễm tham ái.

[21] Chỉ ngọn đèn được thắp lên để cúng dường chư Thiên trong thành phố, ngay lúc ấy vừa tắt.

[22] Khi Đức Bổn Sư chấm dứt thời Pháp thoại và ban rải những tư tưởng an lành hạnh phúc đến dân chúng thành Vesali, Vua Trời Sakka (Đế Thích) đọc tụng ba câu kệ cuối cùng và bái từ Đức Phật, cùng với đoàn tùy tùng ra về.

Bản Chú Giải ghi rằng Đức Thế Tôn thuyết giảng bài Kinh này liên tiếp bảy ngày tại Vesali

http://old.thuvienhoasen.org/ducphatvaphatphap-48.htm
tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong


Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch". (Câu 145)
Người Phật Tử không làm nô lệ cho một quyển sách hay một cá nhân, cũng không hy sinh tự do tư tưởng của mình khi bước theo dấu chân của Đức Phật. Người Phật Tử hoàn toàn tự do thực hiện ý chí, mở mang kiến thức và phát triển trí tuệ cho đến ngày chính mình đắc Quả Phật, bởi vì khả năng trở thành Phật nằm bên trong tất cả mọi chúng sanh.
Lẽ dĩ nhiên, người Phật Tử nhắc lại Phật ngôn như những chân lý bất di dịch, nhưng chính Đức Phật dạy phải nên luôn luôn suy gẫm, không nên nhắm mắt tin càng.
Sự chứng ngộ có thể có trong hiện tại không phải là tiêu chuẩn chân lý duy nhất trong Phật Giáo. Điểm then chốt là Chánh Kiến (samma-ditthi), sự hiểu biết thuần lý. Đức Phật khuyên dạy người đi tìm chân lý không nên chấp nhận điều gì chỉ vì một người đáng tin cậy đã nói như vậy mà phải suy luận kỹ càng và thận trọng xét đoán để biết rõ điều nào là đúng, điều nào sai.
"Hãy đến đây, người Kalama! Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại (tỷ như nghĩ rằng ta đã nghe điều nầy từ lâu). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ phong truyền lại như thế (tỷ như nghĩ rằng điều nầy đã được truyền lại từ bao nhiêu thế hệ). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì có lời đồn đãi như vậy (tỷ như tin lời người khác mà không suy xét). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được ghi trong kinh sách. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được (tỷ như nghĩ rằng điều nầy phải được chấp nhận). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra điều nầy ta đã được kính trọng từ trước (và như vậy, lời nói phải được chấp nhận). [15]
" Tuy nhiên, khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy không hợp luân lý, những điều nầy đáng được khiển trách, những điều nầy bị các bậc thiện trí thức cấm đoán, nếu thực hiện những điều nầy sẽ bị phá sản và phiền muộn -- thì hẳn các con phải từ bỏ, không nên làm điều ấy.
" Khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy hợp luân lý, những điều nầy không đáng bị khiển trách , những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện những điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc -- thì hẳn các con phải hành động đúng như vậy". [16]
tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong


Bốn Điều Tham Chiếu Lớn

Đi từ làng này đến làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài dạy bốn Đại Giáo Pháp tức là bốn điều tham chiếu lớn (Mahapadesa), theo đó ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Phật. Ngài dạy:
1. "Một vị tỳ khưu có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã tuyên ngôn như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu và so sánh với Kinh (Sutta) và Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn, đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy đã hiểu đúng."
"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn đầu tiên.

2. "Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo: Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."
"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ nhì.

3. "Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, Pháp Yếu (Matika): Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh (Sutta) và so sánh với Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh như vậy, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."
"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ ba.

4. "Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có một vị tỳ khưu cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, và các Pháp Yếu (Matika): Tôi có nghe vị tỳ khưu cao hạ ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tường tận, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."
"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ tư.

"Này các Tỳ Khưu, đó là bốn điều tham chiếu lớn."

tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong

Huệ Thông xin chép lại lời dạy trong kinh văn Mười pháp hạnh ba la mật hạnh nguyện của chư Bồ Tát và chư Đại Bồ tát :
Những nguyên- nhân xa và gần để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Tứ Thánh Đạo,Tứ Thánh Quả và Niết Bàn,trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác ,bậc Thánh Thanh Văn Giác, đều tùy thuộc vào sự tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật.
Mười pháp hạnh ba la mật (pãramĩ) là :
1_ Bố thí ba la mật (Dãnapãrami).
2_ Giữ giới ba la mật (Sĩlapãramĩ).
3_ Xuất gia ba la mật (Nekkhammapãramĩ).
4_ Trí tuệ ba la mật (Pannãpãramĩ).
5_ Tinh tấn ba la mật (Vĩriyapãramĩ).
6_ Nhẫn nại ba la mật (Khantipãramĩ).
7_ Chân thật ba la mật (Saccapãramĩ).
8_ Chí nguyện ba la mật (Adhịtthãnapãramĩ).
9_ Tâm từ ba la mật (Mettãpãramĩ).
10_ Tâm xã ba la mật (Upekkhãpãramĩ).
Pãramĩ (ba la mật) có nhiều nghĩa. Nghĩa chính yếu của pháp hạnh ba la mật là " nhân duyên chính để dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn cao thượng " . Vì vậy ,không phải bố thí,giữu giới, xuất gia...., nào cũng trở thành ba la mật được.
Điều kiện trở thành ba la mật phải có thiện tâm hoàn toàn trong sạch ,không bị ô nhiễm do bở tham ái (tạnhã) ,ngã mạn (mãna). tà kiến (dịtthi), và đồng thời hợp với tâm đại bi (mahãkarụnã) và trí tuệ hướng đến chứng đạt cứu cánh Niết Bàn (upãyakosallanãnạ). Nhờ hợp đủ điều kiện như vậy, thì sự bố thí,giữ giới,xuất gia..., mới đạt thành ba la mật.

Pháp hạnh ba la mật quyết định sự thành tựu nguyện vọng của mỗi vị Bồ Tát như sau :
_ Để trở thành bậc Thánh Thanh văn bậc thường (Ariyasãvaka) : vị Thanh văn Bồ Tát ấy ( Sãvakabodhisatta) cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật trong suốt một thời gian nhanh nhất cũng gần 100 ngàn đại kiếp, rồi phải có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác hoặc giáo pháp của Đức Phật ấy, được nghe, được hiểu biết chánh pháp rồi tiến hành thiền tuệ ,dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Thanh văn đệ tử (Ariyasãvaka).
_ Để trở thành bậc Thánh Thanh văn đại đệ tử (Mahãsãvaka) : vị Thanh văn Bồ Tát ấy ( Mahãsãvakabodhisatta) cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật trong suốt một thời gian 100 ngàn đại kiếp, rồi chắc chắn phải có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác , được nghe từ lời kim ngôn của Đức Phật, rồi tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Thanh văn đại đệ tử (Mahãsãvaka).
Đức Phật Gotama có 80 vị Thánh Thanh văn đại đệ tử .
_ Để trở thành bậc Thánh Thanh văn tối thượng đại đệ tử (Aggamahãsãvaka): vị ThánhThanh văn tối thượng đại Bồ Tát ấy (Aggamahãsãvakabodhisatta), cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật trong suốt một thời gian 100 ngàn đại kiếp, rồi chắc chắn phải có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác , được nghe từ lời kim ngôn của Đức Phật, rồi tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Thanh văn đại đệ tử (Aggamahãsãvaka).
Đức Phật Gotama có 2 vị Thánh Thanh văn tối thượng đại đệ tử . Đó là : Đại Đức Sàriputta và Đại Đức Moggallãna.
_ Để trở thành Đức Phật Độc Giác (Paccekaduđha) : vị Độc Giác Bồ Tát ấy (Paccekabodhisatta) ,cần phải tạo đầy đủ 20 pháp hạnh ba la mật :10 pháp hạnh ba la mật bậc hạ và 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung, trong suốt một thời gian 2 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp . Ở vào thời kỳ không có Đức Phật Toàn Giác xuất hiện trên thế gian, vị Độc Giác Bồ Tát nầy không cần phải nghe, học hỏi từ một vị thầy nào khác,mà chỉ tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahan Phật Độc Giác (Paccekaduđha).
Đức Phật Độc Giác , chính ngài chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Tứ Thánh Đạo, TứThánh Quả và Niết Bàn.
_ Để trở thành Đức Phật Toàn Giác, gọi là bậc Chánh Đẳng Giác (Sammãsambuđha) :
vị Chánh Đẳng Giác Bồ Tát ấy (Sammãsambodhisatta), cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật :10 pháp hạnh ba la mật bậc hạ , 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung và 10 pháp hạnh ba la mật bậc thượng. Thời gian để tạo 30 pháp hạnh ba la mật
khác nhau tùy theo hạng Bồ Tát như sau:
1- Đối với Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việt (Pãnnãdhika) nghĩa là trí tuệ có năng lực hơn cả đức tintinh tấn. Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi, còn cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật thêm suốt thời gian 4 a tăng kỳ * và 100 ngàn đại kiếp* nửa. Đức Bồ Tát nầy không cần phải nghe hay học hỏi từ một vị thầy nào khác mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahan đầu tiên xuất hiện trên thế gian, là bậc Chánh Đẳng Giác, gọi là Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.
2- Đối với Đức Bồ Tát có đức tin ưu việt (Sađhãdhika), nghĩa là đức tin có năng lực hơn cả trí tuệtinh tấn.
Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi, còn cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật thêm suốt thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việt, là 8 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Đức Bồ Tát nầy không cần phải nghe hay học hỏi từ một vị thầy nào khác mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahan đầu tiên xuất hiện trên thế gian, là bậc Chánh Đẳng Giác, gọi là Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.
3- Đối với Đức Bồ Tát có tinh tấn ưu việt (Vĩriyãdhika), nghĩa là tinh tấn hơn cả trí tuệđức tin. Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi, còn cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật thêm suốt thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có đức tin ưu việt , là 16 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Đức Bồ Tát nầy không cần phải nghe hay học hỏi từ một vị thầy nào khác mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahan đầu tiên xuất hiện trên thế gian, là bậc Chánh Đẳng Giác, gọi là Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.
Người Phật tử, dầu là bậc xuất gia hay hàng tại gia cư sĩ, có nguyện vọng muốn trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh văn đại đệ tử hạng nào ; người Phật tử ấy cần phải tạo đầy đủ những pháp hạnh ba la mật, để làm nhân duyên chính, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,chứng đắc Tứ Thánh Đạo, TứThánh Quả và Niết Bàn, đạt đến nguyện vọng của mình .

tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Thanh Tịnh Đạo
Bài viết: 6
Ngày: 05/08/11 00:20
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Thiện Bộ Châu

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Đạo »

trả lời đúng theo chủ đề topic
araham cũng có nghĩa là a la hán
a la hán có 3 nghĩa : sát tặc , vô sanh , ứng cúng
sát tặc phiền não. có thập phiền não là : tham, sân, si, ngả mạn , tà kiến , hoài nghi , hôn thùy , điệu cử , vô tàm , vô úy.
các ngài đã bứng hết gốc rễ phiền não và vô minh.
cho nên ngủ là một trạng thái hôn thùy ngài đã dứt bỏ
các vị alahan sẽ nhập thiền siêu thế thay vì là ngủ.
1 số vấn đề ở đoạn trên:
-sắc uẩn là gồm 28 sắc pháp ( nhãn , nhĩ , tỷ , thiệt, thân nằm trong 28 sắc pháp )
- thọ uẩn là sở hửu ( tâm sở ) thọ : chia 5 thọ ( khổ ,lạc, ưu , hỷ , xả thọ )
-tưỡng uẩn là sở hữu ( tâm sở )tưởng
-hành uẩn là 50 sở hữu " vì rằng có 52 sở hữu (tâm sở ) trừ sỡ hữu( tâm sở ) thọ , tưởng còn 50 "
+chứ "tư "ko bằng "hành uẩn " được mà "tư" = "nghiệp ". tư nằm trong 50 sở hữu đó.
-thức uẩn gồm 121 tâm .

chúc quý đạo hữu an vui


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thanh Tịnh Đạo đã viết:trả lời đúng theo chủ đề topic
araham cũng có nghĩa là a la hán
a la hán có 3 nghĩa : sát tặc , vô sanh , ứng cúng
sát tặc phiền não. có thập phiền não là : tham, sân, si, ngả mạn , tà kiến , hoài nghi , hôn thùy , điệu cử , vô tàm , vô úy.
các ngài đã bứng hết gốc rễ phiền não và vô minh.
cho nên ngủ là một trạng thái hôn thùy ngài đã dứt bỏ
các vị alahan sẽ nhập thiền siêu thế thay vì là ngủ.
1 số vấn đề ở đoạn trên:
-sắc uẩn là gồm 28 sắc pháp ( nhãn , nhĩ , tỷ , thiệt, thân nằm trong 28 sắc pháp )
- thọ uẩn là sở hửu ( tâm sở ) thọ : chia 5 thọ ( khổ ,lạc, ưu , hỷ , xả thọ )
-tưỡng uẩn là sở hữu ( tâm sở )tưởng
-hành uẩn là 50 sở hữu " vì rằng có 52 sở hữu (tâm sở ) trừ sỡ hữu( tâm sở ) thọ , tưởng còn 50 "
+chứ "tư "ko bằng "hành uẩn " được mà "tư" = "nghiệp ". tư nằm trong 50 sở hữu đó.
-thức uẩn gồm 121 tâm .

chúc quý đạo hữu an vui

tangbong tangbong tangbong
Đạo hữu đúng là đã thông suốt Vi diệu pháp.
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Giải đáp: Các vị A la Hán có ngủ không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Ngủ chỉ là biểu hiện của xác thân bên ngoài . Tâm đã hoà chung với Tâm vốn có thì không còn ngủ nữa


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách