Quan niệm về phương pháp tu

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Con đường chúng ta đi có rất nhiều, đường lớn có, đường nhỏ có, đường thẳng có, đường ghập ghềnh cũng có, tùy theo ý niệm mỗi người mà chọn cho mình một con đường đi cho phù hợp và thuận lợi nhất.

Đạo Phật cũng vậy, có rất nhiều pháp môn, nhiều phương tiện để cho hành giả lựa chọn tùy theo căn cơ của mỗi người. Có người chọn con đường Tịnh Độ, có người chọn Thiền Định ,Mật Ngôn…..nhưng điểm cuối cùng là giải thoát, cũng như trăm sông đổ ra biển cũng có 1 vị duy nhất là vị mặn.

Trong Kinh có nói rằng có tám vạn bốn nghìn pháp môn, chúng ta cũng hiểu đó là vô số pháp, rất rất nhiều pháp mà chúng ta không thể thấy và biết được. Bởi vì nhất cử nhất động của chúng ta là một pháp tu, mỗi một hơi thở là một pháp tu, một ánh mắt cũng là một pháp tu…….Nên mỗi hành giả có thể chọn cho mình một phương pháp tu, mỗi phương pháp tu nó có mặt tích cực để hành giả tịnh tâm và tiến đến giải thoát.

Đức Phật của chúng ta từ khi tu tập đến khi chứng đạo đã thực hành rất nhiều phương pháp tu, từ những cái nhỏ nhất như đi, đứng, nằm, ngồi, nhìn, nói, thở, rồi đến những cái lớn hơn…...... những hành động nhỏ ấy chính là một pháp tu.

Quan niệm phương pháp tu học của người khác thì tôi không đề cập đến, tùy duyên mà hành, nhưng phương pháp tu theo quan niệm của tôi là tu những cái giao tiếp hằng ngày, những hành động thường ngày, những ý niệm thường ngày…….bên cạnh đó thì luôn niệm Phật, khi rãnh rỗi thì Tụng Kinh, làm Từ Thiện, Phật sự, mỗi ngày dành thời gian ngồi Thiền để quán tưởng những hành động đã làm và là phương pháp mà tôi muốn hướng đến.

Tùy bút, Nguyên Chiếu.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nguyên Chiếu đã viết: Quan niệm phương pháp tu học của người khác thì tôi không đề cập đến, tùy duyên mà hành, nhưng phương pháp tu theo quan niệm của tôi là tu những cái giao tiếp hằng ngày, những hành động thường ngày, những ý niệm thường ngày…….

bên cạnh đó thì luôn niệm Phật, khi rãnh rỗi thì Tụng Kinh, làm Từ Thiện, Phật sự, mỗi ngày dành thời gian ngồi Thiền để quán tưởng những hành động đã làm và là phương pháp mà tôi muốn hướng đến.
Tùy bút, Nguyên Chiếu.
Nói miên mang chưa có cái gì rõ rệt và nhất quán tu thế nào, như những chữ đã tô đậm.
Thì ai cũng có thể nói được hết Ng. C. còn khi xảy ra việc, để lộ ra tham sân si, hoặc hậu quả tai hại đến ngồi tu, bị phạt thì mới học thêm chữ ngờ. Ừ tại mình chưa học chữ nhẫn; chưa học giáo lý Phật dạy... Là vậy.

Còn hàng dưới, bên cạnh Niệm Phật, tụng kinh, từ thiện, ngồi thiền quán tưởng, muốn nhưng còn bị, tại, gì...phải hông? Nhập đề đi và cho biết nội dung phải làm gì trước, làm gì sau coi. Hà hà.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền để quán tưởng những hành động đã làm
Thiền là để dẹp các vọng niệm, tìm chơn tánh.
chứ Thiền để "quán tưởng những hành động đã làm" tức là loạn tưởng.
Trái với mục đích của Thiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đh Chú Hỉ
Chú Hỉ đã viết: Nói miên mang chưa có cái gì rõ rệt và nhất quán tu thế nào, như những chữ đã tô đậm. .
Không biết phải nói sao cho rõ nữa, theo Nguyên Chiếu đã nói đầy đủ rồi mà.
Chú Hỉ đã viết:Còn hàng dưới, bên cạnh Niệm Phật, tụng kinh, từ thiện, ngồi thiền quán tưởng, muốn nhưng còn bị, tại, gì...phải hông? Nhập đề đi và cho biết nội dung phải làm gì trước, làm gì sau coi. Hà hà.
Nguyên Chiếu mới chập chững tu học, chỉ đưa ra phương hướng cho mình.

Còn cái gì làm trước, cái gì làm sau theo N. Chiếu tùy duyên mà hành, mong sao cố gắng bám sát phương pháp của mình.

Cám ơn đh Chú Hỉ đã góp ý, có gì đh chỉ thêm cho Nguyên chiếu trên con đường chập chững vào đạo. tangbong


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

binh đã viết:
Thiền để quán tưởng những hành động đã làm
Thiền là để dẹp các vọng niệm, tìm chơn tánh.
chứ Thiền để "quán tưởng những hành động đã làm" tức là loạn tưởng.
Trái với mục đích của Thiền.
Cám ơn đh Binh đã góp ý, Ng Chiếu đây không am tường về Thiền, nhưng trước khi dẹp các vọng niệm, tìm chơn tánh thì chúng ta phải quán chiếu các vọng niệm có đúng không ?

Mong đh chia sẻ thêm.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nguyên Chiếu đã viết: Cám ơn Chú Hỉ đã góp ý, có gì đh chỉ thêm cho Nguyên chiếu trên con đường chập chững vào đạo. tangbong
Hề hề, muốn có đời sống an lạc và hạnh phúc ngay trong đời này, hãy tìm đọc và tham khảo Thiền Minh Sát Tuệ là tốt nhất cho các Phật tử tại gia.

Còn như người quá bận không có thời gian đọc kinh, nghe Pháp, thì chọn pháp không đọc kinh, nghe pháp.

Như Pháp hai chữ; Pháp bốn chữ; Pháp sáu chữ. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chú Hỉ đã viết: Như Pháp hai chữ; Pháp bốn chữ; Pháp sáu chữ. :)
Đh Chú Hỉ có thể giải thích giùm câu này cho Ng Chiếu hiểu đựợc không ạ ! tangbong


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nguyên Chiếu đã viết:
Chú Hỉ đã viết: Như Pháp hai chữ; Pháp bốn chữ; Pháp sáu chữ. :)
Đh Chú Hỉ có thể giải thích giùm câu này cho Ng Chiếu hiểu đựợc không ạ ! tangbong
:) Nếu giải thích liền thì sẽ không còn tác dụng, vì quá dễ, thực tu pháp môn này thì không phải dễ.
Bây giờ có nói thẳng Ng. C chẳng những không tin, mà còn có thêm thành kiến với Pháp môn đó. Hihi không nói được lúc này.

Bạn Ng. C học Pháp còn dài mà, cố gắng nhiếp tâm trong Bát Chánh Đạo một thời gian có thể sẽ tự nhận ra. Không cần đến Chú Hỉ này giải thích. Chúc thành công.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chú Hỉ đã viết:Như Pháp hai chữ; Pháp bốn chữ; Pháp sáu chữ.
Nếu giải thích liền thì sẽ không còn tác dụng, vì quá dễ, thực tu pháp môn này thì không phải dễ.
Bây giờ có nói thẳng Ng. C chẳng những không tin, mà còn có thêm thành kiến với Pháp môn đó. Hihi không nói được lúc này.
Bạn Ng. C học Pháp còn dài mà, cố gắng nhiếp tâm trong Bát Chánh Đạo một thời gian có thể sẽ tự nhận ra. .
Đh Chú Hỉ không nói thì Ng Chiếu tự đoán là :Phật Đà - A Di Đà Phật - Nam mô A Di Đà Phật , không biết có đúng không nữa !!! tangbong


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hai chữ này dễ nhất, gặp ai cũng chắp tay xá, miệng nói: "Mô Phật"! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nguyên Chiếu đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Như Pháp hai chữ; Pháp bốn chữ; Pháp sáu chữ.
Nếu giải thích liền thì sẽ không còn tác dụng, vì quá dễ, thực tu pháp môn này thì không phải dễ.
Bây giờ có nói thẳng Ng. C chẳng những không tin, mà còn có thêm thành kiến với Pháp môn đó. Hihi không nói được lúc này.
Bạn Ng. C học Pháp còn dài mà, cố gắng nhiếp tâm trong Bát Chánh Đạo một thời gian có thể sẽ tự nhận ra. .
Đh Chú Hỉ không nói thì Ng Chiếu tự đoán là :Phật Đà - A Di Đà Phật - Nam mô A Di Đà Phật , không biết có đúng không nữa !!! tangbong
Đúng lắm, chữ Phật Đà thì được thay thế là Mô Phật cho dễ hành trì.

Có nhiều lúc ngẩu nhiên khi chúng ta nghe tiếng Mô Phật của ai đó...hay chúng ta đi lễ chùa luôn thấy Ông hay Bà thường nhất cử nhất động điều mô Phật, chào mô Phật, mời ngồi cũng mô Phật..., mời ăn, uống, đi, đứng luôn luôn '' Mô Phật ''. Là họ đang tu đấy. Thấy họ tu vậy, nhưng không phải dễ.

Ng. C nghĩ dễ tu ?! :)

Thỉnh thoảng co những vị giảng Sư thường ví dụ ''Ngón tay chỉ mặt trăng''. Dụ cho giáo lý kinh.

Ng. C có thể đoán được cái nghĩa dưới đây:

Ngón tay dụ cho giáo lý kinh, hay mặt trăng dụ cho giáo lý kinh?

Và ý nghĩa thế nào về Mô Phật:

Mô Phật dụ cho ngón tay, hay Mô Phật dụ cho mặt trăng ? :) tangbong Chúc thành công.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Quan niệm về phương pháp tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chú Hỉ đã viết: Thỉnh thoảng co những vị giảng Sư thường ví dụ ''Ngón tay chỉ mặt trăng''. Dụ cho giáo lý kinh.

Ng. C có thể đoán được cái nghĩa dưới đây:

Ngón tay dụ cho giáo lý kinh, hay mặt trăng dụ cho giáo lý kinh?

Và ý nghĩa thế nào về Mô Phật:

Mô Phật dụ cho ngón tay, hay Mô Phật dụ cho mặt trăng ? :) tangbong Chúc thành công.
Theo Ng Chiếu thì:

Câu: Ngón tay dụ cho giáo lý kinh, hay mặt trăng dụ cho giáo lý kinh? thì câu này dụ cho giáo lý Kinh

Còn câu: Mô Phật dụ cho ngón tay, hay Mô Phật dụ cho mặt trăng ? thì câu này dụ cho mặt trăng.

Đh Chú Hỉ thấy có đúng không ? tangbong


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]4 khách