Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Một Thiền Giả Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê


Cách đây một vạn năm, có một vị hành giả già. Vị hành giả ấy tu pháp môn ngồi thiền. Lúc đầu mới tập ngồi thiền, ngồi được một lát thì bắp chân đau không chịu nổi, lão hành giả liền đấu tranh với bắp chân đau rằng:

- Ngươi không chịu đau được à? Nhưng ta thì chịu đau được!

Ông đã thương lượng với bắp chân như thế.

Bắp chân rên rỉ:

- Ôi! Tôi chịu hết nổi rồi.

- Không chịu được là việc của ngươi. Ta không quan tâm.

Ông vẫn tiếp tục ngồi thiền. Lần đầu, ông ngồi được nửa giờ thì đổi chân, sau đó kiên trì luyện tập ngồi được một tiếng, rồi đến một tiếng rưỡi, hai tiếng. Cứ luyện tập như thế, về sau mỗi lần ngồi ông có thể ngồi được mấy ngày hoặc mấy tháng, thậm chí mấy năm cũng không có vấn đề gì. Bắp chân của ông cuối cùng đã phải chịu thua. Trải qua một thời gian dài ngồi thiền, ông không còn quan tâm đến khái niệm thời gian nữa, một lần ngồi là nhập định cả mấy mươi năm. Ngồi suốt mấy mươi năm, ông đứng dậy đổi chân rồi lại ngồi tiếp, ngồi đợi Đức Phật Thích-ca ra đời giúp Ngài hoằng dương Phật pháp. Vì ông ta thích nhập định nên ở luôn trong định không dậy. Lần này vào định ở luôn trong ấy suốt mấy nghìn năm, quần áo trên người đều đã mục nát, mặt đầy bụi đất, tóc trên đầu cũng bị chim dùng làm tổ. Ông tuy là người nhưng nhìn chẳng khác gì một pho tượng, không biết ông đã ngồi như thế bao nhiêu năm.

Đến đời Đường, Pháp sư Huyền Trang đi Ấn Độ thỉnh kinh, trên đường gặp vị hành giả này. Lúc ấy y phục trên thân ông đã rách đến độ không thể rách thêm được nữa. Bụi đất bám trên y phục, trên mặt, trên đầu thành một lớp rất dày. Pháp sư Huyền Trang bèn đánh lên một hồi khánh dài để gọi ông tỉnh dậy. Keng! Vị hành giả già ấy đã tỉnh. Ông hỏi pháp sư Huyền Trang:

- Ngài làm gì vậy?

- Thế Tôn giả đang làm gì? Pháp sư Huyền Trang hỏi lại.

- Tôi ở đây đợi Đức Phật Thích-ca ra đời sẽ đến giúp Ngài hoằng dương Phật pháp.

- Ồ! Tôn giả nhập định đã ở trong đó quá lâu suốt mấy nghìn năm. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã nhập niết-bàn hơn một nghìn năm rồi mà Tôn giả vẫn còn đợi Ngài xuất thế ư! Pháp sư Huyền Trang nói.

- Thế chẳng sao, tôi sẽ ngồi thiền tiếp để đợi Đức Phật Di-lặc ra đời sẽ giúp Ngài giáo hóa chúng sinh.

Thế là ông lại muốn nhập đinh tiếp. Vì ông đã quen nhập định rồi, nên chỉ luôn muốn nhập định.

Pháp sư Huyền Trang khuyên:

- Này Tôn giả, Tôn giả đừng nên nhập định nữa. Tuy Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nay đã nhập niết-bàn, nhưng Phật pháp vẫn còn ở thế gian, Tôn giả hãy giúp tôi hoằng dương Phật pháp.

- Tôi giúp Ngài hoằng dương Phật pháp như thế nào? Ngài là ai?

- Tôi là người xuất gia ở triều Đường, pháp danh Huyền Trang, nay tôi chuẩn bị đến Ấn Độ thỉnh pháp bảo của Phật. Đợi tôi thỉnh kinh về nhất định phải có người giúp tôi hoằng dương Phật pháp. Tôn giả đã nhập định đợi ở đây nhiều năm như thế, việc gì cũng chẳng làm thật là đáng tiếc. Tôn giả hãy đến giúp tôi hoằng dương Phật pháp nhé!

- Tôi có thể giúp được Ngài ư?

- Có thể, nhưng không phải bằng thân này. Tôi tin thân hiện tại này của Tôn giả muốn đứng cũng không đứng dậy được, bởi Tôn giả đã ngồi quá lâu nên hai chân đã gắn khít vào nhau. Vì thế, Tôn giả nên đổi căn phòng này của mình và dọn qua một ngôi nhà khác.

- Thế tôi phải dọn đến đâu?

- Tôn giả nên đầu thai vào ngôi nhà có mái ngói lưu li màu vàng ở Trường An, đợi sau khi trở về, tôi sẽ đến tìm Tôn giả.

- Vâng! Tôi tin lời Ngài, tôi sẽ giúp Ngài hoằng dương Phật pháp.

Thế là vị ấy đầu thai đến Trường An.

Nguyên pháp sư Huyền Trang bảo vị ấy đầu thai vào nhà có mái ngói lưu li màu vàng, nhưng vị ấy nhớ lầm thành mái ngói màu xanh nên đã đầu thai nhầm vào nhà quan Úy Trì, làm con trai của người anh quan Úy Trì.

Lúc pháp sư Huyền Trang rời Trường An, vua Đường Thái Tông có hỏi Ngài:

- Lúc nào Pháp sư về? Khi về, nhớ báo tin trước để trẫm nghinh đón Pháp sư.

Pháp sư Huyền Trang liền chỉ vào cây tùng trước cung nói:

- Nhánh của cây tùng này đều phát triển về hướng Tây, Hoàng Thượng xem khi nào nhánh của nó quay về hướng Đông thì đó chính là lúc bần đạo trở về.

Vì thế, vua Đường Thái Tông thường nhìn cây tùng xem lúc nào nhánh của nó uốn về hướng Đông.

Trải qua mười bốn năm, có một hôm, tất cả nhánh của cây tùng này đều uốn về hướng Đông. Quí vị xem có kỳ lạ không? Cây tùng này có sự cảm ứng rất lớn. Thái Tông liền bảo triều thần: “Có lẽ hôm nay pháp sư Huyền Trang trở về, chúng ta mau ra ngoài thành nghinh đón Pháp sư quay về”. Thế là mọi người đều ra ngoài thành nghinh đón, quả nhiên rước được pháp sư Huyền Trang trở về. Pháp sư Huyền Trang vừa nhìn thấy Thái Tông liền vui mừng vô hạn nói:

- Bần đạo xin chúc mừng Hoàng thượng.

- Pháp sư chúc mừng trẫm điều gì? Trẫm cũng đâu có việc gì đặc biệt. Vua nói.

Huyền Trang đáp:

-Chẳng phải bần đạo vừa đi được một năm thì Hoàng Thượng hạ sinh được một thái tử sao?

-Đâu có! Pháp sư đi đã bao nhiêu năm, trẫm cũng chẳng có thêm được một thái tử nào!

Huyền Trang vừa nghe, bảo:

-Thật kì lạ, bần đạo có bảo một người đến làm thái tử của Hoàng Thượng, sao người ấy vẫn chưa đến? Hoàng Thượng hãy chờ đợi, đến tối bần đạo quan sát xem người ấy đến nơi nào.

Vua Đường Thái Tông cũng không biết Pháp sư Huyền Trang nói chuyện gì nên cũng chỉ nói xuôi theo mà không tin lắm. Đợi đến chiều tối, pháp sư Huyền Trang ngồi thiền, quán sát nhân duyên của người kia thì thấy ông đã đầu thai vào nhà họ Úy Trì, nay đã mười bốn tuổi, dáng người cao to nhưng suốt ngày chỉ biết rong chơi lêu lỏng. Quí vị xem! Vị hành giả này trước kia sống rất khuôn phép, nhưng khi đến nhà họ Úy Trì thì chẳng giữ phép tắc nữa. Không giữ phép tắc như thế nào? Người ấy lại ăn thịt, uống rượu, vui đùa phụ nữ … không từ thú vui ngũ dục nào. Vì nhà họ Úy Trì có tiền có thế, lại có địa vị, cho nên người ấy làm điều gì cũng không ai dám ngăn cản.

Pháp sư Huyền Trang thấy người ấy đi lầm đường, đầu thai vào nhà họ Úy Trì, nên ngày hôm sau Ngài tâu với vua:

-Hôm qua bần đạo nói bệ hạ sẽ sinh một thái tử, nhưng người ấy đã đi lầm đường. Trước đây bần đạo bảo người ấy đầu thai làm thái tử nhưng người ấy lại đi nhầm vào nhà họ Úy Trì. Nay xin Hoàng Thượng hạ thánh chỉ bảo người ấy xuất gia. Vì trước đây bần đạo có giao hẹn với người ấy đến giúp đỡ bần đạo hoằng dương Phật pháp.

Đường Thái Tông nghe xong nói:

-Được.

Thế rồi, Hoàng đế hạ một đạo chiếu thư bắt đứa cháu trai của ông Úy Trì phải phụng chỉ xuất gia. Mệnh lệnh của Hoàng đế thì gọi là chiếu thư, hay thánh chỉ. Ông Úy Trì vừa tiếp chiếu thư bèn gọi người cháu đến, bảo:

-Nay Hoàng đế bắt cháu phải xuất gia.

-Đâu có lý ấy. Vì sao Hoàng đế lại có thể bắt cháu xuất gia! Cháu còn vui chơi chưa đủ, sao có thể xuất gia được chứ!

-Không thể cãi lệnh được, Hoàng đế bảo cháu xuất gia, cháu không tuân lệnh thì sẽ bị chém đầu. Cháu không thể kháng lại lệnh của Hoàng đế! Ông Úy trì nói.

Người cháu không phục:

-Thế cháu sẽ đi gặp Hoàng đế để hỏi cho ra lẽ.

Pháp sư Huyền Trang biết người ấy không muốn xuất gia nên ngày hôm trước Ngài đã thưa với vua:

-Ngài mai, cháu của ông Úy Trì sẽ đến diện kiến bệ hạ để nói lí lẽ. Người ấy sẽ xuất gia có điều kiện, nhưng bất luận người ấy đưa ra điều kiện gì, xin Hoàng Thượng đều chấp thuận, người ấy thích như thế nào nên chiều theo thế ấy.

Vua Đường Thái Tông nói:

-Được! Ngày mai trẫm sẽ theo ý pháp sư.

Hôm sau, quả nhiên ông Úy Trì dẫn cháu đến diện kiến Hoàng đế. Đường Thái Tông bảo người cháu:

-Nay trẫm tin sâu Phật pháp, biết xuất gia là một việc rất tốt, cho nên trẫm hy vọng khanh xuất gia để hoằng dương Phật pháp.

- Hoàng Thượng muốn thần xuất gia ư? nhưng thần có ba thứ chẳng thể bỏ được, nếu Hoàng Thượng có thể chấp nhận ba điều kiện này thì thần xin vâng chỉ. Còn như Hoàng Thượng không chấp nhận thì dù Hoàng Thượng có giết thần, thần cũng không xuất gia!

Quí vị xem! Người này quả thật xem thường sự sống chết.

-Ngươi có ba điều kiện gì?

-Thần rất thích uống rượu, người xuất gia thì không được uống rượu, nhưng lần này thần vâng chỉ xuất gia, xin Hoàng thượng cho ngoại lệ vì thần không thể thiếu rượu. Sau khi thần xuất gia, bất luận là đi đến chỗ nào đều phải có một xe rượu theo sau.

-Trẫm chấp nhận cho khanh điều kiện này. Vậy điều thứ hai là gì? Đường Thái Tông hỏi.

-Thần rất thích ăn thịt, người xuất gia phải ăn chay, nhưng thần thì không thể, thần nhất định phải có thịt, một ngày không ăn thịt thần không chịu nổi. Cho nên bất luận thần đi đến nơi nào cũng đều có một xe thịt theo sau.

-Cũng được! Chuyện nhỏ, trẫm chấp nhận. Còn điều kiện thứ ba? Đường Thái Tông hỏi.

-Xuất gia làm Hòa thượng thì không được có vợ, không được có người nữ, Hoàng Thượng ép thần xuất gia nhưng thần không thể thiếu được nữ sắc. Nên bất kể thần đi đến đâu cũng phải có một xe mỹ nữ theo sau. Thần cần một xe rượu, một xe thịt, một xe mỹ nữ, nếu bệ hạ chấp nhận được ba điều kiện ấy của thần thì thần có thể miễn cưỡng xuất gia theo ý Hoàng thượng. Nếu một trong ba điều kiện không được đáp ứng thì thần cũng không xuất gia!

-Những điều kiện ngươi đưa ra quá hư đốn. Thái Tông nói.

Nhưng Pháp sư Huyền Trang đã dặn dò vua trước là bất luận người ấy có đưa ra yêu cầu gì thì vua cũng đều nên đáp ứng, vì thế Thái Tông đều chấp thuận cho người ấy, vua nói:

-Được! Ngươi muốn một xe mỹ nữ ta cũng đáp ứng cho ngươi, chỉ cần ngươi xuất gia là được. Những điều kiện của ngươi ta đều chấp nhận. Bây giờ ngươi có thể xuất gia rồi chứ?

Người cháu ông Úy Trì nghĩ: “Những gì mình thích đều có, Hoàng đế đều đã đáp ứng nguyện vọng của mình, tuy trong lòng mình không vui lắm nhưng cũng đành buồn bã chấp nhận đến xuất gia ở chùa Đại Hưng Thiện”.

Chùa Đại Hưng Thiện là chùa pháp sư Huyền Trang ở tu tập. Cổng ngoài cách phòng phương trượng mười dặm, tức xa khoảng 3-4 km. Bên trong chùa có thể chứa được cả mấy vạn người. Lần này Hoàng đế hạ chiếu cho người đến xuất gia nên chùa gióng chuông trống cung nghinh rất náo nhiệt. Trong chùa, khi có Phật sự gì gióng chuông trống lên thì Hộ pháp Thiện thần đều đến hộ trì, cho nên chuông trống trong chùa không thể tùy ý muốn đánh thì đánh, không muốn đánh thì không đánh. Nếu chùa có pháp hội thì nhất định phải đánh, đánh chuông trống không phải để thông báo cho mọi người biết mà là để cho tất cả Hộ pháp đều nghe được hiệu lệnh ấy. Lúc này chùa Đại Hưng Thiện, có người phụ trách đánh trống người phụ trách đánh chuông, tiếng chuông trống được đánh vang lên tùng… tùng… tùng …tùng, boong… boong …boong …boong.

Cháu ông Úy Trì đi vào trong chùa, nghe được tiếng chuông trống vang lên như thế, người ấy bỗng nhiên khai ngộ và nhớ rõ: “Ồ! Ta vốn là hậu thân của một vị tu hành già nọ!” Thế là người ấy quay lại xua tay bảo với ba xe đằng sau:

-Các ngươi hãy quay về, quay về đi! Nay ta đã đủ cả rồi, không cần gì cả!

Thế là xe mỹ nhân cũng lui về, xe rượu cũng chạy mất, xe thịt cũng không còn. Người ấy đã đến chùa Đại Hưng Thiện xuất gia như thế, vì vậy có người gọi Ngài là Tổ sư ba xe (Tam Xa Tổ sư).

Vị Tổ sư ba xe đó chính là pháp sư Khuy Cơ, bậc thầy về Duy thức. Ngài thông minh tuyệt đỉnh, bất luận kinh điển gì chỉ cần xem qua một lần là ghi nhớ chẳng bao giờ quên. Kiếp trước Ngài đã tu hành trải qua không biết bao nhiêu năm, nhưng đến đời này vẫn bị mê, khi xuất gia còn yêu cầu phải có một xe rượu, một xe thịt và một xe mỹ nữ lúc nào cũng kề bên, đến lúc vừa nghe tiếng chuông trống nhất loạt vang lên mới ngộ ra kiếp trước mình vốn là một người tu đạo.Từ đó Ngài ra sức trợ giúp pháp sư Huyền Trang hoằng dương Phật pháp, chuyên nghiên cứu về Tông Duy thức. Về sau, Ngài đã dùng hết tâm lực của mình vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp ở triều Đường.

Trích Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện-Kinh Hoa Nghiêm
Cố hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng

http://www.duongvecoitinh.com/index.php ... van-bi-me/


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bồ tát còn mê khi cách ấm
Thinh văn còn muội lúc ra thai!
Niệm A Di Đà tâm bất loạn
Vãng sanh cửu phẩm, tọa liên đài.


tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
sulby
Bài viết: 87
Ngày: 08/12/12 21:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi sulby »

Chủ topic nửa đêm vẫn còn đang nhập định on-lai, bảo đảm xuất định sẽ bị mê đến sáng vẫn chưa tỉnh... :-P =))


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tôi nhớ có lần xem kinh sách Phật giáo, có một câu truyện như vầy :
Có một vị thiền sư ngồi thiền trên đỉnh núi, trong phạm vi chùa Đại Hưng Thiện. Các sư thấy mấy ngày mà vị ấy không xuống núi, nên lên trên đó hỏi :"Thầy không xuống núi thì lấy gì ăn mà sống để tu hành ?" Vị Thiền sư trả lời "Có chư thiên xuống cúng dàng nên không thấy đói".
Bỗng một hôm, chùa có việc, trống dong cờ mở để đón tiếp một ông sư nào đó mà người ta nói là "Hòa thượng ba xe". Hôm đó không thấy thiên thần xuống cúng dàng. Vị Thiền sư nhịn đói 3 ngày. Mấy hôm sau mới thấy thiên thần xuống cúng. Ngài hỏi rằng "Sao mấy hôm nay không đến ?" Thiên thần trả lời " Do có vị Bồ tát xuất gia nên các vị hộ pháp ngăn cản nên không xuống được.
Có ai nhớ việc này không vậy ? Vì Thiền sư đó tên là gì ?
Xin cảm ơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nhập Định thì gọi là Giáo Môn Thiền.

Tổ Sư Thiền thì không có Nhập Định. Bởi Nhập Định tức là trụ ở nhất niệm vô minh, chưa phá hầm sâu vô minh để minh tâm kiến tánh. Do vậy dù ngàn năm cũng vẫn ở một chỗ, thì cũng có ngày phải xuất định. Cho nên Tổ của Thiền Tông thường quở người tu như thế.

Xong hễ họ kiến tánh thì tức là hằng ở trong chánh định vậy, gọi là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định, cũng gọi là Tự Tánh Niết Bàn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Tôi nhớ có lần xem kinh sách Phật giáo, có một câu truyện như vầy :
Có một vị thiền sư ngồi thiền trên đỉnh núi, trong phạm vi chùa Đại Hưng Thiện. Các sư thấy mấy ngày mà vị ấy không xuống núi, nên lên trên đó hỏi :"Thầy không xuống núi thì lấy gì ăn mà sống để tu hành ?" Vị Thiền sư trả lời "Có chư thiên xuống cúng dàng nên không thấy đói".
Bỗng một hôm, chùa có việc, trống dong cờ mở để đón tiếp một ông sư nào đó mà người ta nói là "Hòa thượng ba xe". Hôm đó không thấy thiên thần xuống cúng dàng. Vị Thiền sư nhịn đói 3 ngày. Mấy hôm sau mới thấy thiên thần xuống cúng. Ngài hỏi rằng "Sao mấy hôm nay không đến ?" Thiên thần trả lời " Do có vị Bồ tát xuất gia nên các vị hộ pháp ngăn cản nên không xuống được.
Có ai nhớ việc này không vậy ? Vì Thiền sư đó tên là gì ?
Xin cảm ơn.
Mình cũng quên tên vị thiền sư đó. Nhưng kỳ thật vị đó không phải thiền sư mà là tổ của Luật Tông giữ giới tinh nghiêm có chư thiên đến cúng dường?

Sau có vị Tổ của Thiền Tông đã kiến tánh biết bèn lên thử vị Luật Sư đó, sau đó phá chấp cho ông ta và ông ta ngộ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

sulby đã viết:Chủ topic nửa đêm vẫn còn đang nhập định on-lai, bảo đảm xuất định sẽ bị mê đến sáng vẫn chưa tỉnh... :-P =))
Ha ha, "đêm phia" là giờ hoàng đạo của tại hạ mà. =))


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Thánh_Tri đã viết:
binh đã viết:Tôi nhớ có lần xem kinh sách Phật giáo, có một câu truyện như vầy :
Có một vị thiền sư ngồi thiền trên đỉnh núi, trong phạm vi chùa Đại Hưng Thiện. Các sư thấy mấy ngày mà vị ấy không xuống núi, nên lên trên đó hỏi :"Thầy không xuống núi thì lấy gì ăn mà sống để tu hành ?" Vị Thiền sư trả lời "Có chư thiên xuống cúng dàng nên không thấy đói".
Bỗng một hôm, chùa có việc, trống dong cờ mở để đón tiếp một ông sư nào đó mà người ta nói là "Hòa thượng ba xe". Hôm đó không thấy thiên thần xuống cúng dàng. Vị Thiền sư nhịn đói 3 ngày. Mấy hôm sau mới thấy thiên thần xuống cúng. Ngài hỏi rằng "Sao mấy hôm nay không đến ?" Thiên thần trả lời " Do có vị Bồ tát xuất gia nên các vị hộ pháp ngăn cản nên không xuống được.
Có ai nhớ việc này không vậy ? Vì Thiền sư đó tên là gì ?
Xin cảm ơn.
Mình cũng quên tên vị thiền sư đó. Nhưng kỳ thật vị đó không phải thiền sư mà là tổ của Luật Tông giữ giới tinh nghiêm có chư thiên đến cúng dường?

Sau có vị Tổ của Thiền Tông đã kiến tánh biết bèn lên thử vị Luật Sư đó, sau đó phá chấp cho ông ta và ông ta ngộ.
Vị đó là Luật Sư Đạo Tuyên. Tức khai Tổ của Nam Sơn Luật Tông, ngài là hậu duệ của Bành Tổ, là con của Sứ Bộ Thượng Thư Tiền Thân. Mẹ mộng thấy mặt nhật xuyên vào bụng mà mang thai. Sinh ra bẩm tính lễ độ, nhìn ngó ngay ngắn, dung cách đàng hoàng... Năm mười tám xuất gia, hai mươi thọ cụ, tinh học về giới luật, nổi tiếng khắp nơi...

Còn chuyên chuyện như Chú Binh hỏi là vầy:
Chúng tôi đọc trong lịch sử Phật Giáo vào đời nhà Đường, vị tổ khai sáng lục Tông, đó là Lục Sư Đạo Tuyên ở núi Trung Nam. Ngài là vị cao tăng. Vào thời đó mọi người rất tôn kính Ngài, khen ngợi ngài mãi cho đến ngày nay khi nhắc đến Lục Sư Đạo Tuyên không ai không sanh lòng tôn kính. Ngài trì giới rất tin nghiêm, thanh tịnh, cảm được thiên thần cúng dường một ngày ăn một bữa. Ngài chỉ ăn ngọ một bữa do thiên thần cúng dường cho ngài. Ngài không cần ôm bình bát đi khất thực, phước báo của ngài rất lớn. Có một ngày nọ Đại Sư Khuy Cơ đi ngang qua núi Trung Nam cũng rất ngưỡng mộ đạo hạnh của Lục Sư Đạo Tuyên thì thuận tiện ghé thăm Lục Sư Đạo Tuyên. Lục Sư Đạo Tuyên khi nghe được đại sư Khuy Cơ đến thăm mình thì ngài muốn đem bản lĩnh của mình cho đại sư Khuy Cơ xem bởi vì ngài nghe nói Đại Sư Khuy Cơ không có nghiêm trì giới luật. Đại Sư Khuy Cơ sinh trong một gia đình giàu sang. Chú của Ngài là Quốc Trì Kinh Đức là vị đại tướng của vua Đường Thái Tông. Ngài sinh trong nhà quyền quý. Khi ngài xuất gia gọi là Pháp Sư Tam Xa. Đại Sư Huyền Trang tìm Ngài khuyên ngài xuất gia thì ngài đưa ra 3 điều kiện mới chịu xuất gia. Ngài xuất gia nhưng phải hưởng thụ. Đại Sư Huyền Trang hỏi Ngài muốn hưởng thụ cái gì thì ngài trả lời:

- Điều thứ nhất: con thích đọc sách con phải mang theo một xe sách đi xuất gia được không?

- Không thành vấn đề.

- Điều thứ 2 là không thể thiếu thốn vật chất để hưởng thụ, con phải mang theo một xe vàng.

- Được không thành vấn đề.

- Điều thứ 3 con phải mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ con.

Đại sư Huyền Trang đều chấp nhận 3 điều kiện này cho nên mọi người đều gọi ngài là Pháp sư Tam Xa. Còn đối với giới luật thì ngài không có nghiêm trì cho nên đại sự Lục Tuyên cho rằng đại sư Khuy Cơ chỉ giỏi về học vấn, có biện tài nhưng còn giới luật thì còn kém lắm. Ngày hôm đó ngài muốn biểu diễn cho Đại Sư Khuy Cơ xem. Biểu diễn như thế nào? Vào giữa trưa thì có thiên thần sẽ mang thức ăn đến cúng dường cho ta. Ngài nghĩ rằng đều này rất phi thường. Khi đại sư Khuy Cơ lên núi ngồi đến giữa trưa ngày hôm đó thiên nhơn không đem thức ăn đến cúng dường thì đại sư rất thất vọng. Trong tâm muốn biểu diễn một màng để cảm hóa đại sư Khuy Cơ nhưng không ngờ thiên nhơn đã thất tín, ngày hôm đó không mang thức ăn đến cúng dường. Đến buổi chiều thì đại sư Khuy Cơ xuống núi.

Đến ngày hôm sau thì giữa trưa thiên nhơn đến cúng dường, Lục Sư Đạo Tuyên liền trách cứ thiên nhơn: “Hôm qua làm sao ông không đến?” Vị thiên Nhơn trả lời : “Hôm qua có vị đại thừa Bồ Tát lên núi, toàn trên núi đều là thiên thần hộ pháp bảo vệ nên tôi không vào được”. Lục Sư Đạo Tuyên sau khi nghe câu nói này trên thân đều toát ra mồ hôi cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng mới biết tâm ý của mình đã nghĩ sai, tự mình có tội nghiệp.

Đoạn công án này có thể làm chú giải cho mấy câu của đại sư Huệ Năng khai thị. Chúng ta nhìn thấy lỗi của người khác là tự bạn nghĩ rằng họ có lỗi lầm. Họ có thật sự lỗi có lầm hay không? Không hẳn vậy, người khác thấy khuyết điểm lỗi lầm của đại sư Khuy Cơ nhưng thiên nhơn nhìn thấy thì khác. Bạn tu đó là giới luật của tiểu thừa, thiên nhơn tôn kính bạn. Nhưng bạn còn kém xa bậc Đại Thừa Bồ Tát. Mỗi ngày thiên nhơn đem thức ăn đến cúng dường cho bạn nhưng thiên nhơn không thể đến gần bậc Bồ Tát, bậc đại thừa Bồ Tát vì có thần hộ pháp bảo vệ nên không vào được là khác nhau ở chổ này. Những lý và sự này chúng ta đều phải biết, đều phải hiểu rõ cái đạo lý này thì mới tiêu trừ tội nghiệp.

Trích từ bài giảng Sám Hối Nghiệp Chướng
Pháp sư Tịnh Không
http://www.duongvecoitinh.com/index.php ... guoi-khac/
kinhle kinhle


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nhập Định Mấy Nghìn Năm Nhưng Khi Tái Sanh Vẫn Bị Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn đ/h quynhnga đã post lên phần sau.
Các đ/h đọc nhiều, nhớ giỏi.
Tôi chẳng thể nào bằng. Đọc được bao nhiêu lại quên bấy nhiêu, chỉ nhớ mang máng thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách