Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 23. NĂM BỘ LONG TẠNG HOÀNG THƯỢNG BAN
    HỘ TRẤN PHỔ ĐÀ THÀNH VẬT BÁU
Đối với nhà Phật, cái quan trọng nhất và cần thiết nhất là "Tam Tạng Thập Nhị Bộ Kinh Điển", bởi vì đạo Phật khác với các đạo khác là ở chỗ, đạo Phật là một tôn giáo học vấn, có tới hơn chín ngàn quyển Đại Tạng Kinh để cung cấp cho tín đồ nghiên cứu.

Trong xã hội, dù là ở giới nào, tầng lớp nào, tin theo đạo Phật hay không tin theo đạo Phật, nhưng ai cũng hiểu rằng kinh điển của đạo Phật thật là phong phú, nghĩa lý cao siêu, đó là điều mà các đạo khác không thể sánh kịp.

Kinh điển của Phật giáo không những được tín đồ của mình coi trọng, mà cũng được nhà nước quan tâm. Kinh Phật vốn nổi tiếng là kho tàng văn hóa phương Đông rất quý giá, bởi vì, Kinh Tạng quả là một kho văn hóa thực sự, bao gồm đủ mọi mặt, như một bộ bách khoa toàn thư, trong đó bao gồm cả học thuyết vũ trụ, đồng thời nó cũng còn là những cái vượt lên trên các học thuyết. Vì nó quan trọng như vậy, cho nên toàn bộ kinh điển Đại Tạng của Phật giáo đều do nhà nước bỏ tiền ra in ấn, trang trí công phu, chế bản tuyệt đẹp, các sách hiện đại của Âu Tây ngày nay cũng không thể sánh kịp.

Các Kinh Tạng do nhà nước xuất bản gọi là Long Tạng. Chùa nào mà có được một bộ "Long Tạng ngự ban" của Hoàng đế, thì coi như là một vinh dự vô thượng, cho nên các chùa lớn ở trong nước đều cố thỉnh được một bộ Long Tạng để gọi là "Trấn Sơn Chi Bảo" (vật báu hộ trấn sơn môn).

Núi Phổ Đà được gọi là đất Thánh, một trong bốn danh sơn. Tạng Kinh đương nhiên là không thể thiếu được, núi Phổ Đà có tới năm bộ "Long Tạng ngự ban". Chùa Trước có hai bộ, một bộ Nam Tạng, một bộ Bắc Tạng. Chùa Sau cũng có hai bộ, Phật Đỉnh Sơn một bộ. Năm bộ Kinh Tạng đó là "Trấn Sơn Chi Bảo" của núi Phổ Đà. Ngoài ra, các am điện khác còn có bộ Tục Tạng của Nhật Bản, rồi Đại Chánh Tạng, Am Song Tuyền có một bộ Tần Già Tạng, Duyệt Nghiêm Am có một bộ Tích Sa Tạng v.v... bởi vì Kinh Tạng là món ăn tinh thần của người xuất gia, đại phàm là một Tăng già học vấn quảng bác, đạo hạnh cao siêu, thì việc tu dưỡng nhân cách, trau dồi trí tuệ của họ đều do đọc Đại Tạng rồi tu hành theo pháp, và thể chứng cả. Ở núi Phổ Đà, số Tăng già do đọc nhiều Kinh Tạng mà trở nên các bậc Cao Tăng Đại đức, có thể nói là rất nhiều. Không nói gì đâu xa, chỉ riêng trong những nhân vật có quyền uy trong cửa Phật ngày nay, như các Đại đức Đế Nhàn, Ấn Quang, Thái Hư, đều chuyên tâm vào Đại Tạng, đi vào Bát Nhã Tam Muội, mà trở thành những bậc Đại sư một thời. Đế Nhàn do đọc Tạng, trung hưng Thiên Thai, đại hoằng Pháp Hoa. Ấn Quang ba mươi năm ở Chùa Pháp Vũ, chưa từng bước chân xuống núi, một bộ Tạng Kinh, giở đọc ba lần, sau trở thành đại Tổ sư thứ mười ba của Tông Tịnh Độ. Thái Hư đại sư đóng cửa tĩnh tâm trong núi ba năm, đọc hết sáu trăm cuốn kinh Bát Nhã mà giải ngộ Viên Thông, thể ngộ Tam muội, biện tài vô ngại, cuối cùng tiếng vang khắp chốn hoàn cầu, học vấn thông quán Đông Tây kim cổ, phát huy văn hóa Đông phương, trở thành lãnh tụ của phong trào Phật giáo, là một bậc đại sư một thời vĩ đại nhất trong giới Phật giáo đời nay.

Lại như Ân Thuận Pháp sư (nay sống ở Đài Loan) ngài tịnh tâm ở Tạng Lầu trên núi Phật Đỉnh, thâm nhập Kinh Tạng, nên mới trở thành một bậc siêu nhiên tuệ giải "có trí tuệ bao la như biển cả" như ngày nay.

Ngày nay ở núi Phổ Đà trầm luân đại nạn, không biết cái kho báu của nền văn hóa Đông phương kia, năm bộ Long Tạng "Trấn Sơn Chi Bảo" kia có còn được nguyên vẹn yên ổn hay không, đến nay tôi chưa được rõ!
  • 24. SƯ NHẬT ĐỒNG MƯU CÙNG HẢI TẶC
    TOAN CƯỚP KHÔNG BỘ ĐẠI TẠNG KINH
Năm thứ nhất, đời Thuận Trị triều Thanh, hải tặc Nguyễn Tuấn cũng với sư người Nhật, đồng mưu định cướp không bộ Đại Tạng Kinh của Hoàng thượng triều Minh ban cho vào năm Vạn Lịch thư 19, đem về Nhật Bản. Lúc đó ở núi Phổ Đà có sư Chiếu Trung, dẫn một đoàn gồm hàng trăm Tăng già, kéo đến Chu Sơn xin được yết kiến, thiết tha thỉnh cầu phải giữ lại Kinh Tạng. Hải tặc họ Nguyễn tức giận nói rằng: "Các người muốn lấy lại Tạng Kin, thì cứ xuống Long Cung Thủy Phủ yết kiến Diêm vương sẽ được!" Thế là bộ Đại Tạng Kinh được dóng hòm, đưa xuống thuyền, thẳng hướng biển Đông mà tiến. Lạ thay, thuyền ra đến biển, bỗng có cá lớn chận thuyền, mất mấy ngày liền không sao qua được. Lúc ấy thì dù có là trùm hải tặc, là ma vương giết người không nháy mắt, cũng không có phép nào mà thắng nổi thần lực Bồ tát, đành chịu cúi đầu nhận tội, cố thoát mà không sao thoát, cuối cùng phải quay thuyền trở lại, như va đầu vào tấm biển cấm cắm ở giữa đường. Mất khoảng nửa ngày, thuyền về đến bến. Các Sư Tăng trên núi biết được tin đó vui mừng khôn xiết, tiếng hoan hô vang động núi rừng, mọi người ra đón Pháp bảo về núi để vào Tạng Kinh Lầu như cũ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 25. PHẬT TƯỢNG QUÁM ÂM GẮN NGỌC BÁU
    LẠI MỘT LẦN NỮA NGÀI CHẲNG CHỊU ĐI
Ở nơi cao nhất của Chùa Sau có một ngôi điện thờ Quán Âm ngực trần trân châu, tinh xảo trang nghiêm, mỹ quan kỳ diệu, là chỗ nổi bật nhất của cả sơn môn, đồng thời cũng là một góc quan trọng nhất của chùa, cho nên khu vực này được bài trí chỉnh tề tinh khiết. Bức tượng Quán Âm được đặt trong một hộp khung, cao khoảng năm sáu tấc, trước ngực đức Phật có gắn một hạt châu quý, long lanh sáng chói, đầu và chân đều nạm vàng, qua đó đủ thấy việc cúng thí của người xưa quả thật phong phú. Các đồ cúng bày trước Phật tiền và các tự họa, tranh sơn thủy treo hai bên tường đều là loại thượng hạng. Về tượng đức Quán Âm gắn hạt châu cũng có một câu truyện kể, nhân đây cũng xin nói qua. Truyền rằng bức tượng này trước kia để thờ ở Chùa Trước, đến đời Thanh, không nhớ vào năm nào, có một người Nhật Bản vào núi dâng hương lễ Phật, đi thăm khắp nơi từ chùa lớn am nhỏ, thấy rất nhiều loại tượng Phật khác nhau, cuối cùng chỉ thấy bức tượng Quán Âm gắn ngọc châu này là đáng giá, mỹ quan và tinh xảo hơn cả, quả đúng là một vật quý hiếm có.

Vị người Nhật này cũng như Tuệ Ngạc thiền sư, từ yêu quý bức tượng này mà nảy lòng ham muốn, từ ham muốn mà sinh lòng tham, không dứt được lòng tham mà sinh lòng ăn trộm, cho nên nhân lúc mội người không chú ý, ông ta bèn nhẹ tay nẫng luôn bức tượng, quay gót xuống thuyền, toan chuyến này một đi không bao giờ trở lại. Nào ngờ thuyền rời khỏi bến không xa, thì gặp ngay trở ngại, thuyền cứ bồng bềnh quay tròn trên mặt biển, không sao rời khỏi địa vực núi Phổ Đà, cứ loanh quanh mãi ở vùng nước xung quanh núi suốt mấy ngày liền. Lúc ấy, vị người Nhật ăn trộm tượng đó bắt đầu cảm thấy rờn rợn trong lòng. Rõ ràng là đức Quán Âm Bồ tát không muốn sang đất Phù Tang (Nhật Bản), nên cố ý trêu tức cho tên trộm biết tay, dù sao thì ngươi cũng không thoát khỏi tay ta, rồi để xem ngươi làm được gì? Chưa được sự đồng ý của ta mà ngươi dở trò ăn trộm, thì thuyền của ngươi không thoát được đâu!

Cuối cùng người Nhật Bản này nhận ra lỗi lầm của mình, không nên ăn trộm vật báu của danh sơn, nhất lại là một bức Phật tượng quý. Ông ta bèn quỳ trước mũi thuyền ngửa mặt lên trời thành tâm khấn vái: "Kính bạch đức Bồ tát, kẻ đệ tử này đã biết tội lỗi, không nên ăn trộm Thánh tượng quý báu của chốn danh sơn đem về Nhật Bản cúng dàng. Chính vì việc này mà làm ngài tức giận, làm cho thuyền của đệ tử không sao ra khỏi chốn này. Song, đệ tử cũng muốn trở lại Chùa Trước, đem trả lại bức tượng, nhưng sợ chủ nhân Chùa Trước quở trách, nên đệ tử không còn mặt mũi nào mà trở lại, khẩn xin Bồ tát từ bi, hãy cho phép đệ tử mang bức tượng trả về Chùa Sau để cúng dàng, không biết có được không? Nếu Bồ tát thương tình cho phép như vậy thì xin cho thuyền của đệ tử thuận buồm xuôi gió cập bến sơn môn Chùa Sau, để đệ tử được yên lòng". Khấn xong, ngẩng mặt lên trời lễ mấy lễ, rồi cho thuyền nhổ neo. Kể cũng lạ, chiếc thuyền như có người lái, cứ tự động hướng về phía Chùa Sau, chỉ một lát là thuyền cập bến. Người Nhật Bản nọ cung kính đưa bức Thánh tượng vào Chùa Sau, dựng một ngôi điện để thờ. Từ đó, Quán Âm gắn ngọc báu lại trở thành Quán Âm "không chịu đi" một lần nữa.
  • 26. ĐÁM HIỀN SĨ ĐẾN THĂM SƠN ĐỘNG
    THẤY TẬN MẮT BỒ TÁT HIỆN HÌNH
Đại đức năm thứ 5 đời Nguyên Thành Tông, có học sĩ Trương Phùng Sơn cùng đám hiền sĩ đến thăm động Triều Âm, được mắt thấy ngài Đại Sĩ Quán Âm hiện tướng, phảng phất như ở vách đá, rồi lai thấy Thiện Tài đồng tử bỗng nhiện hình trên đỉnh động Thiện Tài, phảng phất trong đám mây lành, rồi đến hình Quán Âm, áo mũ long lanh châu ngọc, tay cầm nhành dương, các thần Hộ pháp thị vệ phía trước. Trương học sĩ cùng mọi người quỳ lễ, hào quang chiếu rực cả khu động, hồi lâu mới tắt.

Mùa xuân, năm thứ hai đời Hồng Vũ triều Minh, có quan Tào Sứ (phụ trách về chuyển vận hàng hóa) tên là Khổng Tín Phu, đi chở muối ở Xương Quốc, đi cùng còn có các quan phụ tá Vương Quốc Anh, Tiết Quốc Kỳ. Tháng tư, vào mùa hạ, qua núi Lạc Già vùng vàng rực Phổ Đà, đến lễ Phật ở động Triều Âm, tướng từ bi của đức Quán Âm ứng hiện, ánh rở, châu ngọc trang nghiêm, ráng hồng ẩn hiện, ngào ngạt hương trời. Mọi người ngưỡng trông, ai cũng tắm tắc đều cho là lạ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 27. LÃO TRƯỢNG ĐƯỢC NHÌN THÁNH HIỆN HÌNH
    NGUYỆN DÂNG TRỌN TUỔI GIÀ CÒN LẠI
Đời nhà Thanh, có một vị Tăng đi hành hương làm việc nghĩa. Từ chùa Tiến Phúc ở Tràng An đến tận núi Phổ Đà Nam Hải. Đúng là phải trèo đèo lội suối muôn dặm núi sông, chịu đựng mọi nỗi gian nan thầy cùng với bảy nhà Sư ngoạn du khác đến thắp hương ở động Triều Âm vào lúc trời mưa, cầu khẩn chân thành, ước nguyện được nhìn dung nhan từ bi của Bồ tát. Mãi một lúc sau bỗng thấy trong động, hào quang ngũ sắc tỏa ra, trong ánh hào quang có hình tượng Bồ tát Quán Âm, bên cạnh có chim anh vũ trắng, trang nghiêm diện hảo, các vị khác cũng đều trông thấy, nhưng mọi người đều thấy một khác, hồi lâu mới mất.

Lại có một nhà Hán nho họ Trương, người Châu Trực Lệ bị ốm nặng, kéo dài mấy tháng không hết, một hôm nằm mê bỗng thấy ba vị Phạm Tăng, lấy tay xoa vào bụng thế là khỏi bệnh, ông bèn phát nguyện đi lễ bốn danh sơn. Một hôm đến núi Phổ Đà, sau khi đi lễ Bồ tát Quán Thế Âm xong, ra khỏi động định đi về, bỗng gặp một cụ già bèn đứng lại nói truyện. Cụ già nói: "Lão thấy tiên sinh từ xa đến đây hẳn là có ý định muốn thấy Bồ tát hiện thân chăng?" Ông Trương nói: "Tôi vượt qua bốn ngàn dặm đến đây, nếu được chiêm ngưỡng Thánh tượng một phen, thì chết cũng không ân hận, xin hỏi lão trượng có cách nào có thể nhìn thấy được đức Thánh tượng của ngài không?" Cụ già trả lời: "Chỉ cần thành tâm cầu khẩn ắt sẽ thấy". Do đó ông họ Trương cùng hơn chục người cùng đi, quỳ trước động khấn lễ, bỗng thấy cửa động có ánh hào quang. Cụ già nói: "Bồ tát hiện rồi đấy". Mọi người ngước mắt chăm chú nhìn, quả thấy hình dung Bồ tát từ vách đá hiện ra, nhưng chỉ là hình đứng nghiêng. Ông lại khấn: "May được Bồ tát hiện thân, mong được ngưỡng nhìn chính diện để xin đảnh lễ, sau này trở về còn nhớ hình mà khắc tượng cúng dàng". Bồ tát lại quay lưng vào động, mặt nhìn ra biển, chỉ đứng cách đám đông trong gang tấc. Trông rõ hình tượng, ngài bận áo xanh, nửa thân chìm trong mây trắng, mọi người hoan hỉ rập đầu kính lễ, lúc ngẩng lên thì hình ngài đã tan biến trong vách núi. Cụ già nói: "Trước đây già cũng đã được nhìn thấy Bồ tát hiện thân, nên lão bèn gởi tấm thân này ở đây, hàng ngày quét tước sân chùa, vì ở đây lâu ngày, nên lão được may mắn thấy ngài mấy lần rồi". Các sách đều có ghi lại những truyện nhiều người được thấy Bồ tát hiện thân như vậy, quả thực là không sao ghi hết được.
  • 28. GIẾT BÒ ĐƯỢC THẤY BÒ HIỆN HÌNH BỊ GIẾT
    HỒI TÂM HƯỚNG THIỆN, QUYẾT Ý SỬA LỖI XƯA
Bồ tát hiện hình cũng không phải là lúc nào cũng hiện một cách tùy tiện, có bậc quốc vương đại thần, họ nhìn thấy Bồ tát hiển thánh, họ sẽ bảo hộ Phật pháp, các bậc phú hào trưởng giả, sau khi tin Phật pháp, bèn phát tâm bố thí tiền của để hoằng dương Phật pháp. Hoặc có kẻ đại gian ác, nhìn thấy Phật tượng hoặc thấy hình tướng xấu xa, chúng cũng có thể cải ác hướng thiện, hồi tâm chuyển ý, làm một người dân lương thiện. Hoặc là người xuất gia tu hành được nhìn Thánh hiển, đó là sự cảm ứng đạo giao. Đúng như câu:
  • Bồ tát thanh lương nguyệt
    Thường du tất cánh không
    Chúng sinh tâm cấu tịnh
    Bồ tát ảnh hiện trung.


    (Bồ tát như vầng trăng sáng tỏ
    Thường ngao du khắp chốn không trung
    Tâm chúng sinh dù sáng dù mờ
    Soi vào đấy thấy mình hiện rõ).
Kẻ tầm thường không gặp Phật duyên, hoặc không có thiện căn, phần lớn là không được thấy Phật hiện, chỉ có số ít họa may mới gặp. Song, dù đã được thấy hay chưa được thấy, chỉ trong một sát na nào đó, ít nhất là tâm trong sạch, mà chỉ cần có một niệm tâm trong sạch đó là đã tạo cho bản thân một chút thiện căn rồi, cho nên theo tôi, vẫn nên đi xem một chuyến, chỉ có lợi chứ không có hại. Nếu không tin, tôi xin kể một câu truyện làm ví dụ để chứng minh.

Ở Thượng Hải, có một người mới tin Phật giáo. Bởi vì cuộc đời quá khứ của anh ta chuyên làm việc ác, ngày thường làm nghề giết bò để sống, tuy đã quy y Phật pháp, nhưng thói xấu khó trừ, chứng nào vẫn tật ấy. Một hôm được nghe tên Ấn Quang đại sư, anh ta xin quy y Ấn Quang đại sư ngay. Một hôm anh ta đi lễ ở núi Phổ Đà, nghe nói vào động Phạm Âm có thể thấy được kiếp trước của mình, cho nên anh ta cùng đi với một toán người, những người khác kể lại rằng họ được thấy các vị Bồ tát, riêng anh ta chỉ thấy một con bò vật vã đau đớn trong hang động, anh ta bỗng cảm thấy sờ sợ, trong lòng không yên, thầm nghĩ kể cũng lạ, có lẽ kiếp trước mình là một con bò, đầu thai vào kiếp này sao? Khi về tới chùa, anh ta kể lại cho pháp sư Ấn Quang nghe: "Bạch sư phụ, hôm nay con đến động Phạm Âm thấy được kiếp trước của con, con không biết cớ sao con thấy một con bò rất to ngủ ở trong động, thưa sư phụ, lẽ nào kiếp trước con lại là một con bò hay sao?". Sau khi nghe xong anh ta kể, ngừng một lúc, pháp sư Ấn Quang nhẹ nhàng nói: "Đó không phải là kiếp trước của con, mà là kiếp sau của con đấy. E rằng sau khi con chết, phải làm một con bò. Con có giết bò bao giờ không? Nếu con đã từng giết bò, thì đó là nhân quả khó tránh dấy!"

Anh ta nghe xong lời giảng giải của Pháp sư, và bảo rằng kiếp sau mình sẽ trở thành con bò, thì trong lòng vô cùng sợ hãi, mồ hôi toát ra đầm đìa. Tự nhiên hai chân quỵ xuống, thỉnh cầu cư phụ cứu giúp. Pháp sư nói: "Dù sao con vẫn có thiện căn, cho nên Bồ tát mới hiện ra cho con thấy. Con hãy nói thật cho ta hay, con đã từng giết chết bao nhiêu sinh mạng, ta có thể đến trước bệ Phật xin ngài rủ lòng từ bi cho con sám hối. Đồng thời con phải mời các thầy Tăng siêu độ cho con ra khỏi oan gia trái chủ, phát nguyện từ nay trở về sau, thực sự sửa đổi lỗi xưa, quyết định không giết hại sinh mệnh, và hàng năm sắm vật phóng sinh để chuộc lại lỗi cũ. Nếu con làm được theo lời ta cải tà quy chánh, thực tâm sám hối, từ nay gắng làm việc thiện, thì mới có thể giữ được sắc thân của con, nếu không, đến Quán Thế Âm Bồ tát cũng không sao cứu nổi".

Vị cư sĩ làm nghề giết bò đó sợ kiếp sau biến thành con bò bị người ta giết thịt, cho nên anh ta nhất nhất làm theo những lời răn bảo của pháp sư Ấn Quang. Từ đó anh ta không những không làm điều ác, mà còn trở thành một tín đồ Phật tử trung thành. Việc gì đem lại lợi ích cho chúng nhân, anh ta đều hăng hái làm. Qua câu truyện này, chúng ta biết được việc Bồ tát phóng hào quang hiện hóa, đều có ý nghĩa sâu xa cả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 29. ĐẠI SƯ CHƯƠNG GIA MỤC KÍCH KIM THÂN SẮC TƯỚNG
    BỒ TÁT HIỆN HÌNH TRONG ÁNH HÀO QUANG
Từ năm Dân Quốc trở lại đây, không ít những người có quyền cao chức trọng, danh vọng quan viên, có thiện tâm tín ngưỡng thành tâm hộ pháp, đều được tận mắt thấy Bồ tát thị hiện, trên từ các bậc quốc gia nguyên thủ (như quốc phụ Tôn Trung Sơn tiên sinh), dưới kẻ tục tử phàm phu, chỉ cần có nhân duyên với Phật, thành tâm cầu khẩn thì Bồ tát có thể tùy duyên mà ứng hiện. Sau khi chống Nhật thành công, vào năm Dân Quốc thứ 36, ngày 11 tháng hai nhuận âm lịch, ngài Đại sư Chương Gia đương nhiệm vụ tài chánh phủ Tổng Thống, chủ tịch hội Phật giáo Trung Quốc đã đến núi Phổ Đà. Trước hết đại sư đến các Chùa Trước, Chùa Sau, lễ niệm Bồ tát Quán Thế Âm, sau đó đến động Phạm Âm, cùng đi có các Tăng Tri Khách ở Chùa Trước Chùa sau, cả đoàn tùy tùng gồm mười chín người, sau khi đại sư lễ động xong, cửa động bỗng phóng ra một đạo quang minh, trong ánh hào hóa hiện ra kim thân sắc tướng của Quán Thế Âm Bồ tát, mọi người trong đoàn ai cũng nhìn thấy. Hồi đó tôi cũng trụ tại núi Phổ Đà nhưng không có mặt trong đoàn người này, nên rất tiếc không có nhân duyên được nhìn thấy hình dung thị hiện của ngài, lúc đó trong đoàn còn có Trần Thế Sơ tiên sinh là Cảnh sát trưởng của sơn môn, cũng nhìn thấy tận mắt Bồ tát Quán Thế Âm hiện thân, ông vui mừng lắm và cho là dịp may hiếm có.

Đến Dân Quốc năm thứ 38, tôi cùng đi với Tưởng Tư lệnh khu bổ cấp cũng được thấy một lần, đó là một bức tượng ngồi, mặt trắng thân đỏ, chính Tưởng Tư Lệnh cũng thấy như vậy. Còn hình ảnh sắc tướng của ngài thị hiện trong ánh hào quang thì bản thân tôi cũng chưa được thấy, âu cũng là do "hạnh căn của đệ tử này quá mỏng" mà chưa được thấy, ở đây không dám nói xằng, mang tội lừa dối!
  • 30. VƯƠNG PHÚ ÔNG THẤY QUÁN THẾ ÂM
    QUYẾT THÀNH TÂM CẢI TÀ QUY CHÁNH
Còn nhớ một vị cư sĩ nói với tôi rằng, ở Quảng Đông có nhà phú hào họ Vương, ông thuộc loại tỷ phú trong giới ngân hàng. Bản thân ông theo đạo Thiên Chúa em gái vợ ông lại theo đạo Phật, cho nên cô thường khuyên nhủ chị ruột và các cháu đi lễ núi Phổ Đà, và nói rằng động Phạm Âm thiêng lắm, rất nhiều người đã thấy Bồ tát hiện thân. Họ vốn tò mò, lại có tiền do đó cũng cùng với em gái đi chơi một chuyến. Khi họ đến động Phạm Âm, quả là được nhìn thấy Bồ tát hiện thân và phóng hào quang trong động. Con gái út của Vương phú ông là một sinh viên đại học, thấy một Thánh tượng lạ kỳ như vậy hiện hình, cũng khởi dậy lòng tin. Khi trở về, cô cùng với mẹ sắm một ngôi tượng Bồ tát Quán Âm lập bàn thờ để cúng, sớm tối thắp hương lễ bái. Vương phú ông rất lấy làm lạ, trước đây ông đã từng khuyên hai mẹ con theo đạo Giê Su, họ không theo, bây giờ bỗng nhiên lại tin theo đạo Phật. Hỏi rõ nguyên nhân, thì ra là do hai mẹ con được thấy Quán Thế Âm Bồ tát hiển thánh trong chuyến đi lễ Phổ Đà; Vương phú ông không tin cho rằng làm gì có việc ấy? Vợ ông nói với ông: "Ông không tin thì có thể đến động Phạm Âm một chuyến xem, lúc đó ông sẽ tin tôi nói là đúng". Vương phú ông nói: "Làm gì có thật, tôi là con chiên của đạo Thiên Chúa lâu năm, mà đến nay cũng chưa thấy Chúa thế nào cả, các người chưa tin đạo Phật thì làm sao có thể thấy Phật! Nếu tôi có đến đó mà thấy Phật thì tôi sẽ không tin Giê Su nữa, mà theo luôn đạo Phật". Vợ ông hết sức động viên ông nên đi Phổ Đà một chuyến.

Quả nhiên khi ông đến Phổ Đà, chính mắt được trông thấy Bồ tát phóng hào quang thị hiện. Ông được thấy các hình tướng Bồ tát, cho nên khi trở về, ông vô cùng phấn khởi, bỏ luôn đạo Thiên Chúa mà theo đạo Phật, đồng thời hết sức ủng hộ Phật pháp và còn khuyến hóa rất nhiều bạn hữu cùng giới ngân hàng quy y đạo Phật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 31. THẦY LANG HỌ PHÓ THẤY QUÁN ÂM
    BỎ TIỀN TU BỔ QUÁN ÂM MIẾU
Phố chùa Quang Hiếu ở thành phố Quảng Châu, có một ngôi miếu nhỏ tên là Quán Âm miếu, trong phường có một thầy lang tên là Phó Tinh Hoàn. Bình thường, đối với tiền bạc ông tỏ ra hơi keo kiệt, đó cũng là thường tình, không có gì là lạ lắm, nhưng bỗng nhiên ông dám bỏ ra tám ngàn đồng để sửa sang tu bổ miếu Quán Am. Việc đó cũng có một nguyên do đáng đề cập đến.

Thầy lang họ Phó lúc đầu cũng là tín đồ của Phật phái Long Hoa (tức tin Bồ tát Di Lặc - LND) thuộc loại đệ tử tiên thiên, nghĩa là tin thế thôi, nhưng cũng chẳng hiểu gì cho lắm. Nhưng cô gái thứ hai của ông ta, sau khi quy y Pháp sư Bảo Tĩnh, hàng ngày nghe giảng kinh, tự nhiên hiểu sâu Phật pháp, cô đã thuyết phục dược cha cô chánh tín Tam Bảo. Có một lần, mấy cha con cùng các cháu đến chùa Quán Tông ở Ninh Ba để thăm Pháp sư Bảo Tĩnh, tiện đường đi lễ Phổ Đà luôn, khi đến cửa động Phạm Âm, ông chính mắt thấy Quán Thế Âm Bồ tát tướng sắc trang nghiêm diệu hảo, đẹp tuyệt trần gian, hào quang rực rỡ, mấy cha con thấy cảnh tượng ấy vội vàng cúi đầu khấn lễ. Từ đó, thầy lang họ Phó thực sự phát tâm, dám bỏ ra hơn tám ngàn đồng để tu sửa miếu Quán Âm, và thỉnh pháp sư thuyết pháp, trang nghiêm đạo tràng, hoan nghênh tứ xứ tín đồ, niệm Phật lễ sám, cả gia đình ông ai ai cũng có mặt, bản thân ông đêm nào cũng đến đạo tràng, pháp hội đông vui xưa nay hiếm có, đó chính là thành quả sau cuộc đi thăm Phổ Đà được thấy Quán Âm hiển thánh.
  • 32. BA BÀ THÀNH TÂM LỄ PHẠM ÂM
    MỖI BÀ SỞ KIẾN LẠI KHÁC HẲN
Cư sĩ Mạc Chính Hy nói: "Tôi cũng đã từng tham gia pháp hội niệm Phật ở lầu Quán Âm một năm nay, quen biết khá nhiều Phật tử, trong đó một bà người Cao Châu, tỉnh Quảng Đông, bà ta họ Mạc cùng họ với tôi, theo tuổi tác có thể nói đó là bà chị tôi. Bà đã từng nói với tôi rằng: "Trước đây hai năm, bởi vì hoàn cảnh khó khăn, chồng bị thất nghiệp, con gái đòi đi học, đành phải vay nợ để ứng phó, nhưng mãi sau không trả nợ được, hàng ngày bà đến miếu Quán Âm, cầu Bồ tát đại từ bi phù hộ cho bà được trúng thưởng xổ số, quả nhiên bà trúng được hơn tám ngàn đồng. Thế là trả hết được nợ cũ, học phí của con gái không phải lo lắng nữa. Để cảm tạ ơn sâu của Bồ tát, đi đến đâu bà cũng kể truyện này. Một hôm thế nào lại gặp cô em gái thứ hai của thầy lang họ Phó, cô kể cho bà nghe được thấy Quán Thế Âm Bồ tát thị hiện ở núi Phổ Đà, bà rất muốn đi một chuyến nhưng số tiền còn lại chẳng được là bao, bà hàng ngày lại đi lễ khấn cầu Quán Thế Âm Bồ tát, nào ngờ lại trúng thưởng lần nữa. Thế là bà quyết định đáp thuyền từ Quảng Châu đến Thượng Hải, ở Thượng Hải bà lại tìm thấy hai người họ hàng cũng muốn cùng đi Phổ Đà. Ba người đến Phổ Đà, xưng niệm Thánh hiệu Quán Âm ở trước cửa động Phạm Âm, niệm đến sáu tiếng đồng hồ liền mà chẳng thấy gì, nếu như lòng tin không vững vàng thì có lẽ phải bỏ về ngay như người đi tìm vàng đã vào được kho vàng rồi mà phải về tay không vậy. Họ tuy là giới nữ lưu nhưng đã phát nguyện, nếu không được thấy Bồ tát thì quyết định không chịu trở về. Khoảng chừng vào lúc bốn giờ chiều, ở cửa động Phạm Âm, như mở tấm màn trên sân khấu, đức Bồ tát Quán Âm bỗng hiện ra với sắc tướng trang nghiêm cao lớn, hào quang rực rỡ, kể ra cũng lạ, người đứng bên cạnh bà kể rằng chỉ trông thấy một bà, có cô hầu gái bê ra một chiếc ghế cho bà ngồi, và tiếp đó bưng đến cho bà một cốc nước trà. Còn bà bên phải thì lại kể rằng, bà chỉ thấy một tấm bài vị thờ thần, sau đó thấy con chó con chạy đi chạy lại.

Họ lại nghe thấy nói rằng, trong tháp Phật có xá lợi tỏa sáng, do đó đến tám giờ tối hôm đó, các bà vừa đi vừa niệm Phật, cho đến tận canh tư bỗng nhiên thấy trên đỉnh tháp có đóm sáng như ánh sao. Đốm sáng cứ lớn dần, chiếu sáng cả ngôi tháp, ánh sáng tỏa khắp mặt đất xung quanh tháp, lúc này thấy các Sư Tăng ở sơn môn đều tỉnh dậy, tụng kinh niệm Phật, cho đến khi ánh hào quang của Phật chiếu khắp sơn môn, rồi ánh sáng lại thu nhỏ dần chỉ còn một đốm nhỏ trên đỉnh tháp, lúc này vừa hừng sáng. Ba bà vất vả cả một ngày đêm, đến đây cũng có thể nói là họ đã được đền công xứng đáng. Ngay hôm sau họ mới đi du sơn ngoạn thủy, điều không bao giờ quên được đó là nơi đức Quán Âm thị hiện. Họ muốn đến xem lại chỗ đó một lần nữa cho rõ ràng, họ bèn trèo lên một tảng đá ở cửa động Phạm Âm, ngắm nhìn kỹ lưỡng, thấy chỗ Quán Âm thị hiện chẳng có gì lạ, chỉ là một tảng đá lớn, trên tảng đá có ba kẽ nứt, mọc vài cây nhỏ và đám cỏ xanh đong đưa trước gió. Họ nhận thấy uy thần của Bồ tát thật không thể tưởng tượng. Rõ ràng chỉ là một tảng đá lớn mà sao lại thị hiện thành Quán Âm Bồ tát sắc tướng trang nghiêm hiếm thấy trên đời này được!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 33. HAI CHỊ EM THẤY PHẬT HIỆN HÌNH
    QUYẾT ĐỐT SÁCH QUY Y PHẬT PHÁP
Cư sĩ họ Mạc lại kể thêm một câu truyện khác: ở Hồng Kông có hai học viện cùng rất nổi tiếng, đó là thư viện của nữ sĩ Tỳ Lý La và thư viện Hoàng Nhân. Có một cô gái họ Bằng, tốt nghiệp nữ học viện đó ra.

Cô nghe nói ở núi Phổ Đà có Quán Âm thị hiện, cô bèn từ Hồng Kông lên Thượng Hải. Cô có một người em gái đang học ở trường Khải Minh Thượng Hải. Khải Minh là một trường dòng của đạo Cơ Đốc. Cô em học ở trường này mấy năm, dù sao cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm, khó lay chuyển lòng tin và chỉ còn một tuần lễ nữa là được làm lễ rửa tội thông công chính thức trở thành con chiên của đạo Cơ Đốc. Nay cô chị gái từ xa đến thăm lại định đi xem Quán Âm sống, bất giác bật cười, cho rằng bà chị như người đang ngủ mơ, mê tín tiệu cực, chẳng khác gì các bà già ngu muội thường hay gặp, song họ đều là trí thức tất nhiên người nào cũng có lý sự riêng, không ai chịu ai, cuối cùng hai chị em kẻ cãi đi người cãi lại, đâm ra nặng lời, làm cha làm mẹ thì trong trương hợp này cũng không thể thiên vị bên nào được, còn làm chị thì nhất định bắt em phải cùng đi chơi một chuyến núi Phổ Đà, còn làm em thì lại cứ ngăn chị không nên đi lễ cái tượng gỗ ấy làm gì. Hai bên tranh biện chẳng ai chịu ai, cuối cùng họ đề ra quy ước với nhau, cô em nói: "Nếu em đi lễ với chị ở núi Phổ Đà, nếu quả thực trông thấy Quán Thế Âm, thì em sẽ theo đạo Phật với chị ngay lập tức, nếu cả hai chị em đều không thấy gì thì chị phải làm lễ rửa tội cùng em". Cô chị gật đầu đồng ý. Hai bên còn đề ra mấy điều kiện khác nữa, rồi cuối cùng mới thuê thuyền đi lễ.

Đôi bóng hồng tha thướt quỳ trước động Phạm Âm, lầm thầm khấn vái. Quả nhiên màn trời mở rộng, rực rỡ hào quang tuyệt diệu nhân thiên, trang nghiêm đức tướng, Quán Thế Âm Bồ tát hiện hóa như ngàn hoa nở rộ. Bồ tát thần thông quảng đại biết trước rằng hai chị em đánh đố nhau mà đến nơi này, chính là để phân giải chánh tà, cho nên trước đấy ngài chỉ hiện hóa đơn hình, có một Quán Thế Âm, như vậy thì quá ư đơn điệu, lần này có hai chị em họ Bằng, ngài hiện thêm vài chục La Hán, đi đi lại lại, chắp tay nhiễu Phật, cảnh đó còn nhộn nhịp hơn cảnh "Tiên nữ rắc hoa" trong Bình Kịch gấp bội. Nói đến La Hán chắc độc giả cũng đã từng thấy, có những gia đình, trên những bức tường trong thư phòng, thường hay có tranh La Hán. Trong các vị La Hán đó, có người cao, người thấp, người béo, người gầy, có người mặt mũi kỳ dị, méo mồm, một mắt, thọt chân... đủ các loại. Hai chị em họ Bằng càng nhìn càng chăm chú, càng xem càng hứng thú, tự nhiên, chẳng ai bảo ai, quỳ sụp xuống đất, tỏ lòng kính mộ chân thành, tin sùng cực độ.

Hai chị em trở về với niềm vui thực sự. Về đến nhà, cô em kể lại cho cha mẹ nghe từ đầu chí cuối, không bỏ sót một chi tiết nào. Và từ đấy, bao nhiêu những cuốn sách dầy cộm, cái cô coi là kinh điển mà cô đeo đuổi bấy lâu nay, giờ đây cô coi nó như những tờ giấy lộn, một mồi lửa là xong. Và cũng từ đây, cô xây dựng cho mình một cơ sở để tâm hồn vượt ra ngoài cõi tục, giải thoát cho bản thân mình và giải thoát cho cả mọi người, để cùng đi tới một cảnh trời tâm linh thanh tịnh.

Gái lớn gả chồng, trai lớn lấy vợ, đó là lẽ thường tình của con người, ngay cả các bậc Thánh triết cũng coi đó là điều bất di bất dịch. Song, ở cô gái họ Bằng, đêm đêm suy nghĩ về cuộc đời mình, chẳng lẽ sau này chỉ trở thành một bà nội trợ, một bà quản gia hay sao? Âu là xây dựng một cuộc đời thanh tịnh ở chốn tùng lâm. Từ đó, cô cùng với chị gái nghiên cứu giáo điển Phật pháp, quy y Pháp sư Hải Nhân, trở thành đệ tử của ngài, ngày ngày thăng đường nhập thất.

Hải Nhân Pháp sư là người đức cao đạo trọng, học vấn tinh thâm, năm Dân Quốc thứ 22, Pháp sư đã từng đi hoằng pháp ở vùng Tây Quan Quảng Châu, thuyết giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm mấy tháng, ngày nào cũng đúng ba giờ chiều, lại giảng cho cô đệ tử của mình, trong cửa Phật gọi đó là giảng đường nhỏ. Hồi đó tôi còn làm việc ở tờ báo Công Bình, tục ngữ có câu: "Mãn bình bất động, bán bình dao" nghĩa là: Bình đầy nước, nước không sóng sánh, nước nửa bình, nước cứ vung ra, người biết được chút ít Phật pháp, nửa hiểu nửa chẳng, thường thích khua môi múa mép. Cũng do sự ảnh hưởng của tôi, một hôm, tôi rủ các vị trong tòa báo, từ giám đốc, thư ký tòa soạn, biên tập và phóng viên, đến pháp hội nghe thuyết giảng một chuyến xem sao, nghe nói đến Ni cô thuyết pháp, các vị đồng ý đi ngay để thỏa tính tò mò, thế là các vị quần áo chỉnh tề, giày tây mũ phớt, một đoàn súng sính lên đường đến nơi pháp hội, nghe chị em họ Bằng ngồi trên tòa giảng, thuyết pháp Liên Hoa, trong tiếng nhạc trời. Các vị trong tòa báo từ xưa đến nay vẫn cho mình là những cây bút tài ba, muốn cho hoa nở thì hoa phải nở, đã phóng bút thì khác nào như rồng bay phượng múa, giờ đây nghe chị em họ Bằng thuyết pháp, thật là lời vàng chữ ngọc, ngoài sức tưởng tượng, các vị phục sát đất. Khi về tòa báo, có vị hỏi tôi: "Ông Mạc này! Ông có nói hay được như thế không? "Tôi trả lời: "Tôi có nói được câu nào cũng chỉ là chắp vá, chưa được một giọt cam lồ của biển pháp, sao có thể so sánh với Ni cô họ Bằng... nếu đem so sánh thì ngàn lần tôi chưa được một, vạn phần chưa tới một phần".

Trở lại câu truyện về hai chị em họ Bằng, sở dĩ họ có khả năng quy phục được đám trí thức, sức mạnh của nó vẫn là Quán Thế Âm Bồ tát, nếu không có truyện Quán Thế Âm Bồ tát thị hiện thì làm sao có thể đạt được thành công lớn như vậy? Song, truyện kể trên đây đều là xác thực trăm phần trăm, nhưng Quán Thế Âm Bồ tát làm sao lại có được biện tài kỳ diệu như vậy? Với những người đã tin ở Phật, đối với Quán Thế Âm Bồ tát, ngài đã thành đạo như thế nào, chúng ta cần phải biết căn nguyên của nó một chút, nếu chỉ ngày ngày lễ Quán Âm, thỉnh cầu Quán Âm, chi bằng ta phải tìm cách mình sẽ trở thành một Quán Âm. Sách nho cũng từng nói: "Thuấn là người, ta cũng là người, người có tài cũng có thể như Thuấn được". Lại nói: "Văn Vương là thầy ta vậy, Chu Công há dối sao?" Lý thuyết của Phật giáo, về căn bản cũng có nhiều điểm giống như chủ trương của Nho gia, vậy nếu tôi muốn tự mình trở thành một Quán Âm thì phải làm những gì? Muốn biết tường tận, xin đợi hạ hồi phân giải.
  • 34. THÀNH TÂM TRAI GIỚI XIN HỒI HƯỚNG
    ĐỘNG PHẠM ÂM HIỆN CHỮ "ĐÀI LOAN"
Có một vị sĩ quan quân đội, tên là Hà Hoán Văn, người Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô, mùa đông năm Dân Quốc 38, cùng bộ độ qua núi Phổ Đà, bởi vì từ nhỏ ông đã từng nghe biết núi Phổ Đà Nam Hải, là nơi danh sơn Phật tích, nay bỗng được đến thắng cảnh Phổ Đà quả là bất ngờ, do đó ông có một lời thệ nguyện, đến Phổ Đà ngày nào phải ăn chay ngày đó. Không rời núi, không ăn mặn, bạn bè đồng sự đều khuyên ngăn, thậm chí cố tình trở ngại, nhưng ông kiên chí đến cùng để giữ vững lời nguyền đó. Ông kể: "Một hôm tôi cùng một đám đông cùng đến động Phạm Ân, nghe người địa phương nói rằng, nếu thật lòng cầu khẩn, dâng hương lễ Phật, thì sẽ thấy được cảnh tượng thần dị hiện hình trong động". Do đó chúng tôi bèn đến ngay động Phạm Âm, mọi người cũng muốn đến xem có thật được thấy cảnh lạ hay không để thỏa trí tò mò. Hồi đó trong tâm nguyện của tôi, cũng muốn có dịp rời lục địa đến Đài Loan, nào ngờ vừa khấn vái xong, hai chữ "Đài Loan" bỗng hiện ra trong động, chữ vừa to vừa rõ, lát sau một bức Thánh tượng Vô Lượng Thọ cũng hiện lên, kéo dài đến ba phút mới tan biến. Lúc đó trong lòng tôi cảm thấy vui mừng và thanh thản không sao kể xiết. Sau đó tôi hỏi các bạn cùng đi có thấy cảnh đó không, họ đều trả lời cũng chẳng thấy gì cả.

Từ sau buổi nhìn thấy cảnh tượng ấy khoảng mười ngay, chúng tôi sang Đài Loan thật, lúc đó tôi mới biết Phật pháp vô biên, đồng thời cũng thể nghiệm được một điều "có thành có thiêng", "có cảm có thông", đó là những câu danh ngôn chí lý. Câu truyện trên đây là do cư sĩ họ Hà đến tòa báo kể lại, và nhờ chúng tôi viết bài để biểu dương Thánh đức của Bồ tát và cũng để ghi lại sau này đỡ quên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 35. TẠO THIỆN CĂN, NGHIỆP CHƯỚNG TIÊU TRỪ
    RỰC HÀO QUANG, BỒ TÁT THỊ HIỆN
Kinh có nói: "Tâm chúng sinh dù sáng dù mờ, soi vào đó thấy mình hiện rõ". Chúng ta thường ít thấy Bồ tát thị hiện, đó là vì nghiệp chướng của chúng ta sâu nặng, chứ không nên trách ai. Và "mỗi người đều có nghiệp nhân, chớ nên so bì hơn thiệt". Điều đó rất đúng. Tôi có một người đồng học, tức là Pháp sư Mật Hiển, ông ta cũng như tôi, nghiệp chướng nặng nề, ông đã đến động Phạm Âm nhiều lần, nhưng chưa lần nào được thấy Bồ tát thị hiện, mỗi ngày ông phải đi lại đến hơn hai mươi dặm, ngày thứ nhất không thấy gì, ngày thứ hai lại đến, quỳ một hai tiếng đồng hồ, vẫn chỉ thấy một đống đá vụn, ngoài ra chẳng thấy gì khác, ngày thứ ba ông lại đến, quỳ lễ khẩn cẩu, tự trách bản thân mình nghiệp sâu chướng nặng, không có duyên thấy Phật, nhưng vẫn không thấy gì cả. Ngày thứ tư lại đến, ông ta nói với tôi rằng: "Ngày nào tôi cũng đến, không đạt mục đích thề quyết không thôi. Cứ như vậy đi đi lại lại hơn hai mươi ngày, kết quả là đạt được sở nguyện, nhìn thấy Phật hiện trong ánh hào quang, và tôi toại nguyện trở về".

Vị Pháp sư này nếu không có lòng chí thành và kiên trì nhẫn nại thì không thể mỗi ngày mất công đi đi lại lại mấy chục dặm đường, và không thể thấy Thánh tượng được. Qua việc này, nếu chúng ta không có phúc đức, nhân duyên, đi một lần không thấy, quyết không thể vì thế mà nản lòng, và cũng không thể coi đó là thần thoại mê tín, và càng không thể vì thế mà bỉ báng đạo Phật. Chúng ta phải biết hối hận sâu sắc, nghiệp ác và lỗi lầm kiếp trước, chỉ khi nào tiêu được nghiệp, trừ được chướng thì chúng ta mới có thể thấy được Thánh tượng như người khác. Nếu chúng ta không biết tự trách mình, cứ đi bỉ báng đạo Phật thì tội lớn lắm, phải chịu quả báo, chớ có oán trời trách người.
  • 36. KHÔNG CÓ NHÂN DUYÊN ĐƯỢC THẤY PHẬT
    MỞ MIỆNG NÓI SẰNG, CHỊU ÁC BÁO
Tại sao kẻ cầm bút này lại nói như vậy với độc giả, mục đích cũng chỉ nhằm nói với các vị chưa đến Phổ Đà cũng như đã từng đến Phổ Đà, nhưng chưa được thấy Bồ tát thị hiện, rằng chớ nên vì chưa được toại nguyện mà tùy tiện bỉ báng, e rằng phải chịu những hậu quả cực kỳ bất hạnh. Nay tôi xin kể một truyện về một người do không tin Phật pháp, mở miệng chửi bừa, cuối cùng phải chịu quả báo rất xấu, để quý độc giả nghe.

Vào khoảng mùa thu năm 38 Dân Quốc, lúc đó thời cuộc rất căng thẳng. Thượng Hải, Ninh Ba lần lượt bị mất, hầu như phải rút về Chu Sơn để tự vệ, cho nên các đảo lớn ở Chu Sơn đều đóng quân dầy đặc từ các nơi rút về, nhất là các dảo chính vùng Chu Sơn, rồi Thẩm Gia Môn đều trở thành doanh trại, khắp nơi nhan nhản quân lính. Thẩm Gia Môn với núi Phổ Đà đối diện nhau, thuyền buồm chỉ hai tiếng đồng hồ là có thể đến, nơi đây đông thời là yết hầu quan trọng ra vào núi Phổ Đà, cho nên quân đội đóng ở Thẩm Gia Môn thường đi thuyền buồm vào Phổ Đà thăm chùa và du ngoạn thắng cảnh cổ tích. Một hôm vào buổi chiều, có một toán sĩ quan, binh sĩ vào núi thăm cảnh chùa. Sau khi thăm Chùa Trước và Chùa Sau, họ từng lớp từng lớp vào động Phạm Âm để xem Bồ tát ứng hiện.

Trong đám người này, có các loại trí thức trình độ khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, có cả tín đồ Phật tử chân thành, họ thành tâm đốt hương lễ bái cầu khẩn, một lòng mong muốn được Bồ tát từ bi tiếp dẫn, và được nhìn thấy Bồ tát hiện thân trong ánh hào quang. Cũng có một loại, thấy người khác lễ thì mình cũng lễ, thấy người khác quỳ thì mình cũng quỳ, nghĩa là chẳng có ý định gì mà chũng chẳng phản đối, Ngoài ra, có một loại phần tử nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục "mới", nhiễm vào người một vài lọ mực tây, đọc được một vài cuốn duy vật lịch sử, hoặc gì gì đó, thuộc loại tri thức tự kiêu, tự mãn, tự cho mình là phái tân học, trong đầu đám người này lúc nào cũng cho rằng thờ cúng, lễ chùa, tín ngưỡng tôn giáo đều là loại mê tín dị đoan, ngu si mê muội. Còn người sĩ quan là tín đồ Phật giáo kia thì cho rằng đây là một dịp kỳ ngộ hiếm có, dù cho không có thời gian đến các bậc thiện tri thức để thỏa ước muốn tầm sư học đạo, nhưng không thể "đã đến núi báu mà về tay không" được, cho nên họ phát tâm chí thành tha thiết cầu Phật phù hộ, thị hiện để họ được thấy. Còn loại sĩ quan tự cho mình là loại tân học, họ quá chủ quan, nhìn Phật giáo với con mắt coi thường, tò mò, đến Phổ Đà chỉ là để du sơn ngoạn thủy. Căn bản trong đầu óc của họ phủ nhận có Bồ tát, cho nên tuy cùng đến Phổ Đà, cũng thăm động Phạm Âm, nhưng do tâm tư khác nhau mà điều họ trông thấy cũng khác nhau.

Trong đám sĩ quan nói trên, có một người, như đã nói ông ta không tin gì cả, cho nên người khác đều thấy Bồ tát hiện thân, còn ông ta chẳng thấy gì. Những người được thấy Bồ tát thì rất vui mừng, kinh ngạc, khấn lễ tỏ lòng cung kính, có người mừng quá, cảm động chảy cả nước mắt, thậm chí khoa chân múa tay, ca tụng không ngớt, cho là phải có phúc đức lắm mới được thấy Bồ tát, thật là quý hóa biết chừng nào! Bởi vì trong đoàn người đi xem, chỉ có một người không thấy gì, ông ta vì nghiệp chướng sâu nặng, cho nên bị các bạn khác chê cười và cho là ông ta không có phúc, không có nhân duyên với Phật, ông ta nghe họ nói, trong lòng tức quá, nói bừa:

- Các anh là những kẻ mê tín dị đoan, đúng là ban ngày thấy ma quỷ, trên đống đá vụn ấy làm gì có cái quái gì,các anh chỉ bịa đặt đẻ mê hoặc người khác. Các anh đang sống ở thế kỷ nào mà không biết à! Thế kỷ 20, ở thời đại nào? Thời đại nguyên tử! Ai cho phép các anh, đám người ngu xuẩn mê tín tôn giáo, nói láo để đánh lừa dân chúng? Các anh bảo thấy Bồ tát hiện thân, tại sao tôi không thấy? Có lẽ các anh thấy ma thì có!

Đám đông nghe anh ta nói, tức lắm, bèn tranh luận:

- Anh không biết tự tách mình nghiệp chướng nặng, phúc mỏng đức kém, không có nhân duyên thấy Bồ tát, khác gì người mù không thấy mặt trời, không thấy mặt trời là vì mù, chứ không phải không có mặt trời. Tội của anh nặng thì không thể thấy Bồ tát được. Cũng không thể vì anh không nhìn thấy Bồ tát mà bảo rằng không có Bồ tát. Đáng lẽ anh nên hối hận và sửa đổi sai lầm quá khứ của anh, và phải biết tự hổ thẹn, lại còn mở miệng hủy báng Phật Tổ, anh là một con người lắm tội quá, không sám hối hết được đâu! A Di Đà Phật.

- Hừ! Tôi nói vài câu như vậy mà gọi là có tội, tôi chẳng tin có tội gì cả, bọn mê tín dị đoan, lấy yêu quái lừa bịp mọi người mới thực là có tội!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 37. CHÀNG SĨ QUAN TỎ RÕ UY PHONG
    BẮN PHẠM ÂM, THỎA CƠN TỨC GIẬN
- A Di Đà Phật! Anh này càng nói càng sằng bậy. Chính mắt chúng tôi được trông thấy Bồ tát hiện hình, đó là sự thật, chẳng lẽ chúng tôi hoa mắt hay sao? Anh không biết tội của anh nặng biết chừng nào, lại còn bảo chúng tôi gặp ma, vậy anh cho Phật, Bồ tát là ma quỷ ư? Đúng là không sợ nhân quả, xuống địa ngục, ắt phải chịu quả báo!

- Tôi cũng chẳng tin có nhân quả, đó đều là lời lẽ của đám tín đồ mê tín các anh lừa bịp kẻ ngu si, làm gì có quỷ thần họa phúc, luân hồi, địa ngục! Tôi bài trừ mê tín, không những dám nói, mà còn dám bắn nữa đấy! Nếu có Phật, Bồ tát hiển thánh thực, thì các anh cứ khấn Phật, Bồ tát của các anh, làm sao cho tôi bị quả báo đi xem nào! Lúc đó tôi tin!

Nói xong anh ta giơ súng bắn ba phát về phía động, bắn xong, với giọng kiêu hãnh, anh nói:

- Tôi chờ đây, xem có Phật, Bồ tát nào không, tôi có bị quả báo không nào!

Anh ta tự đắc khoát súng lên vai, lúc đó có mấy tín đồ Phật tử sợ quá, cho là anh này điên mất rồi, hoặc bị bệnh tâm thần cũng chưa biết chừng. Thấy vậy, chẳng ai dám nhiều lời với anh ta nữa. Thấy trời cũng đã muộn, mọi người kéo nhau về núi Trước, xuống thuyền trở về Thẩm Gia Môn, anh chàng bắn súng chửi Phật nọ cũng xuống thuyền ra về.
  • 38. HIỆN ÁC BÁO XÁC NỔI TRÊN BIỂN
    HỒN XUỐNG LONG CUNG, GẶP THỦY TỀ
Thuyền đi được khoảng một tiếng, không biết thế nào, cây súng các-bin đeo trên vai của chàng sĩ quan nọ tự nhiên rơi xuống biển. Như chúng ta đều biết, súng đối với người quân nhân là sinh mạng thứ hai, tuyệt đối không được đánh mất. Cho nên khi súng rơi xuống biển, anh ta hoảng hốt như người hồn lìa khỏi xác, anh ta hô hoán ầm ỉ, đáng lý súng trường sắt nhiều gỗ ít phải chìm lỉm ngay, nhưng không biết có quỷ thần sai khiến hay sao, cây súng không chìm, mà cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trôi theo thuyền, lúc này anh chàng sĩ quan nọ lại cho mình là gặp đại hồng phúc, bèn cúi xuống mạn thuyền với tay vớt khẩu súng lên, chắc mẩm chuyến này sẽ trở về yên ổn vô sự, nào ngờ anh ta vừa với tay dướn mình, bỗng nhiên không làm chủ được mình nữa, ngã tòm ngay xuống nước, người trên thuyền trông thấy nhưng không sao cứu kịp nữa. Một cơn sóng biển dồn đến, thế là chàng sĩ quan nọ cùng với khẩu súng các-bin cuốn theo sóng, không còn thấy tăm hơi đâu nữa. Chắc cái con người hủy báng Phật, bài trừ mê tín thậm chí để tỏ oai phong, còn bắn ba phát vào động Phạm Âm nọ, lúc này đang báo cáo có mặt dưới Long cung rồi.

Kể cũng lạ, sáng sớm hôm sau, xác anh ta bỗng nổi lên trôi dạt về phía cửa động Phạm Âm. Từ bến đò đến cửa động phải cách đến hai dặm, khi mọi người thấy xác anh ta, bỗng phát hiện bị cá biển ăn mất một chân. Thế là câu chuyện quả báo truyền đi cả đảo, các đơn vị quân đội đóng ở Phổ Đà không có ai không biết chuyện này. Hồi đó tôi cũng ở núi Phổ Đà, sau khi truyện xảy ra, những người cùng đi với anh chàng sĩ quan nọ kể lại cho tôi nghe, sau này có người vẫn còn thắc mắc đến xin được giải thích, họ hỏi: "Quán Thế Âm Bồ tát đại từ đại bi, nghe tiếng kêu khổ của chúng sinh mà tế độ, mới chửi mắng vài câu, bắn ba phát mà Bồ tát cũng bực tức như kẻ phàm phu, nhẫn tâm xử anh ta tội chết".

Tôi trả lời: "Lời anh nói mới nghe như có vẻ có lý, nhưng Phật giáo chủ yếu nhất là nhân quả, tục ngữ có câu: "Trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu". Tự trồng nhân ác thì gặt quả ác, đó gọi là tự làm tự chịu. Mạnh Tử cũng nói: "Trời tạo nghiệt còn có thể tránh được, tự mình tạo nghiệt thì không thể sống được". Đồng thời ta phải hiểu rằng, Quán Thế Âm Bồ tát vẫn là đại từ đại bi, quyết không vì ai hủy báng, chửi rủa vài lời mà đem lòng sân si tật đố, song chốn đạo tràng ở những danh sơn trong Phật giáo, thường có các vị thần tướng Hộ pháp ngầm bảo vệ danh sơn, hộ trì đạo tràng, thưởng thiện, phạt ác đó là trách nhiệm phải làm của thần Hộ pháp. Nếu trong Phật giáo, ở chốn đạo tràng, nơi danh sơn, không có các Kim cương dùng thần lực làm cho đám ma tà ác quỷ phải hàng phục để hộ trì Phật pháp, thì làm sao có thể tồn tại đến ngày nay, phải bị bọn ma quỷ ngoại đạo phá hoại tan tành từ lâu rồi chứ!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 39. HUYỆN TRƯỞNG HỌ VƯƠNG HỦY TƯỢNG PHẬT
    THẦN HỘ PHÁP NỔI CƠN LÔI ĐÌNH
Bây giờ tôi xin kể một câu chuyện để chứng minh lời tôi nói khong sai. Năm Chính Đức triều Minh, có một ông quan huyện họ Vương ở huyện Giang Âm, ông là một người hết sức thô bạo, xưa nay vốn không tin Phật. Một hôm ông triều tập các quan viên dưới quyền, nhưng không ai đến, ông tức lắm. Hôm đó, ở chùa Quán Âm gần đấy đang có pháp hội Quán Âm, trong chùa có một bức tượng Quán Âm bằng gỗ trầm hương rất thiêng. Chính hôm đó các quan viên trong huyện đều đến dự pháp hội, ông biết truyện, liền nổi cơn thịnh nộ, đùng đùng đến chùa phá phách, đốt tượng. Một hôm trong buổi làm việc, quan huyện tự nhiên thấy ngực đau nhói, thuốc gì uống vào cũng không hạ được cơn đau, ông biết đó là do đốt tượng nên mới bị như vậy, bèn thỉnh một vị cao Tăng đến làm lễ để xin sám hối. Thầy Tăng giải thích: "Hào quang Bồ tát phổ chiếu thập phương, cái thân huyễn ảo của ngài còn vứt bỏ, có đâu lại chỉ vì một bức gỗ mà giận dữ làm khổ người khác? Nhưng các thần Hộ Pháp muốn thực chứng quả báo hiện tiền, e rằng khó tránh!" Quả nhiên ông quan huyện đó thuốc thang chạy chữa mà không sao qua khỏi, đành chịu bỏ mạng.

Từ câu chuyện ngài sĩ quan nọ rớt xuống biển chết đến câu truyện ông quan huyện này hủy tượng mà phải chịu bỏ mạng, đều là do các thần Hộ Pháp trừng phạt kẻ ác cả! Vậy tôi xin khuyên các vị, nếu chưa tin Phật thì cũng chớ nên hủy báng Phật. Phật, Bồ tát tuy đại từ đại bi bao dung độ lượng, nhưng lại đụng chạm đến các vị thần Hộ pháp hay tức giận, các ngài ấy không chịu tha ai bao giờ. Đến lúc đó e rằng hối cũng không kịp, mong các vị sau này hãy lấy đó làm răn.
  • 40. THẦY HÒA THƯỢNG BIẾT TRƯỚC TƯƠNG LAI
    DẶN ĐỆ TỬ GIỮ XƯƠNG LÀM TƯỢNG
Hồi tôi chưa đến Phổ Đà, cũng đã từng nghe thấy có người nói rằng: "Núi Phổ Đà có tượng Quán Âm Bồ tát bằng xương bằng thịt thật như người thường, sau ngài tu hành đắc đạo rồi mới biến thành hình tượng". Truyền thuyết đó cho đến nay vẫn có nhiều người cho là có thật. Tôi cũng từng nghe nhiều người thắc mắc hỏi tôi: "Pháp sư ở núi Phổ Đà có trông thấy tượng Quán Âm bằng xương bằng thịt thật bao giờ chưa...". Lời đồn ấy, người nọ truyền cho người kia, càng truyền câu chuyện càng trở nên ly kỳ, ly kỳ hơn cả những điều tôi được mục kích. Về truyện thắc mắc này, nay tôi xin kể một truyện có thực để phá tan những mối nghi ngờ đó.

Trước đây, vào đời Thanh, có một Hòa thượng già rất có đức hạnh, công phu thiền định của Thầy cũng rất cao, Thầy thọ hơn chín mươi tuổi. Đệ tử của thầy cũng khá đông. Một hôm, đúng vào cái giờ thầy biết trước, bèn gọi các đệ tử đến dặn lại: "Sau khi ta chết, đừng hỏa táng, hãy để ta ngồi tọa trong chiếc bồn rồi đem chôn. Sau ba năm đào lên, mở nắp hòm nếu thấy thi thể của ta bị hủy hoại thì thôi, nếu hình hài vẫn còn nguyên vẹn như lúc sống thì các con thỉnh ta ra nạm vàng tạc tượng, đặt thờ ở cửa động, để mọi người đến lễ bái cúng dường".

Đệ tử thầy làm đúng theo lời dặn. Sau ba năm đào bồn lên, mở nắp quả nhiên hình hài của thầy vẫn nguyên vẹn, dung sắc như lúc sống, y như người sống dang ngủ. Đồ đệ của thầy và các tín đồ bèn thực hiện đúng lời di chúc của thầy, đem nạm vàng thành tượng. Đến nay đã mấy trăm năm rồi, bức tượng vẫn còn, bức tượng đó đúng là trong xương ngoài da, ngồi phu tọa trên một tòa sen cao hơn một thước. Do đó người đời sau đặt tên là Cổ Phật Động. Bức tượng bằng xương bằng thịt đó chính là thầy Hòa thượng, chứ không phải là tượng thật của Quán Âm Bồ tát nào cả, mà cũng chẳng phải là những lời truyền thuyết nói rằng đó là Quán Âm Bồ tát tu luyện đắc đạo.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 41. LÁI ĐÓ BẮT CHẸT KHÁCH HÀNH HƯƠNG
    BỒ TÁT THỊ HIỆN NỐI BỜ SUỐI
Nghe nói, trước đây Phi Sa Áo (bến đò cát bay) là một con suối nhỏ, không có thuyền thì không qua được, do đó, thiện nam tín nữ muốn vào động Phạm Âm dâng lễ, nhất định phải lụy con đò ở bến này. Ông lái đò nhân đó bắt chẹt khách hành hương, ai qua đò cũng phải nộp một khoản tiền, nếu trong túi không có một xu nào thì chỉ có đứng bên bờ này nhìn sang Đông mà thở dài. Có nhiều nhà Sư nghèo từ xa đến hành hương nơi đây, họ vượt qua bao đường đất đến đây để được thấy Quán Thế Âm Bồ tát, nhưng bị cách trở bởi một con suối, trong túi lại không có tiền, đành cứ đi đi lại lại, ngưỡng vọng từ xa vậy chứ biết làm sao? Ông lái đò là một con người tham lam, không có lòng từ bi, ai không có tiền, ông dứt khoát không cho sang, từ đó có nhiều Phật tử tín đồ chân thành bèn khẩn cầu Đại sĩ từ bi phát tâm hiển thánh trừ giúp trở ngại này, để mọi người đều được thấy Thánh tượng Bồ tát thị hiện.

Một hôm bỗng có một nhà sư nghèo muốn qua suối, nhưng không nộp tiền đò, ông lái đò dứt khoát không cho qua, thế là đâm ra to tiếng. Nhà sư nghèo nói: "Ông ác quá đấy! Lấy tiền đò thì cũng nên xem người ta có tiền không chứ! Đối với người nghèo quá thì nên từ bi làm việc thiện, còn đối với người có tiền thì hãy lấy, bọn nhà Sư nghèo như chúng tôi đây làm gì có tiền, mà không có tiền thì không qua suối được, không được xem Bồ tát Quán Âm thị hiện. Ông ác quá chừng, xuống địa ngục tội lớn lắm đấy!" Ông lái đò nói: "Không sang thì thôi, muốn sang thì phải có tiền, không tiền thì xin ở lại!" Nhà sư nói: "Tôi sẽ không thèm đi thuyền của ông, rồi ông xem tôi có sang được suối không nhé! Kia kìa! Bên kia đang có một chiếc thuyền đang sang đón chúng tôi đó". Ông lái đò ngoái cổ lại xem, thừa lúc đó nhà sư bèn vốc một nắm cát rắc xuống suối, chỉ một loáng sau biến thành cái bến cát nối liền sang bờ bên kia, cát bay phủ kín cả chiếc thuyền của ông lái đò. Từ đấy trở đi, qua suối không phải ngồi đò nữa, mọi người đều hiểu ngay đó chính là Bồ tát thị hiện. Và cũng từ đó, ông lái đò chuyên bắt chẹt khách kia cũng không còn bắt chẹt được ai nữa.
  • 42. TRUNG SƠN QUỐC PHỤ THĂM PHỔ ĐÀ
    BỒ TÁT THỊ HIỆN THÂN CHUYỂN XE PHÁP
Tháng tám, Dân Quốc năm thứ 5, Quốc phu Tôn Trung Sơn tiên sinh cùng với Hồ Hán Dân, những người đồng chí của mình đến Phật Đỉnh Sơn, Quốc phụ đã chính mắt thấy những điều linh dị, nay xin chép lại đây đoạn văn chính tay Quốc phụ viết trên nhan đề "Du Phổ Đà chi kỳ" (những điều kỳ lạ ghi lại nhân chuyên đi thăm Phổ Đà) để bạn đọc thưởng thức: "Nhân đi thị sát núi Tượng, quân cảng Chu Sơn, tiện đường qua thăm núi Phổ Đà, cùng đi có Hồ Hán Dân, Đặng Mạnh Thạc, Chu Bội Tiên, Chu Trác Văn và Trần Khứ Bệnh, bí thư Ty Dân chính tỉnh Chiết Giang, Nhậm Quang Vũ Hạm đội trưởng quân hạm Kiến Khang, chúng tôi ngồi trên quân hạm đến Phổ Đà Sơn, trời đã xế chiều, đoàn người kéo nhau lên bờ, gặp Sa môn Đạo Giai chùa Pháp Nguyên Bắc Kinh, chúng tôi được dẫn đến nghỉ chân ở chùa Phổ Tế, do trụ xứ chùa dẫn đi thăm, suốt dọc đường, núi đá thiên hình vạn trạng, bãi cát rừng cây như đón tiễn du khách.

Quanh co lên xuống hồi lâu, đã đến đài Thiên Đăng (Đèn Trời) của Phật Đỉnh Sơn. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra phía xa, chân nhẹ bước, lòng bồi hồi, vòng vèo hồi lâu đã đến chùa Tuệ Tế, đến đây cảnh kỳ quan hiện ra trước mắt, cổng lầu Tam Quan trước cửa chùa hùng vĩ tráng lệ, sừng sững ẩn hiện trong làn mây, cờ phan tung bay trước gió, vài chục nhà sư đứng thành từng tốp như đang chờ khách, cảnh trang nghiêm khó tả, bỗng có một chiếc bánh xe hiện lên, càng đến gần càng thấy rõ, bánh xe quay rất nhanh, không nhìn rõ bánh xe làm bằng gì và sức mạnh nào đẩy bánh xe quay. Đang định hỏi rõ nguyên do, thì bánh xe bỗng nhiên tan biến không biết đi đâu.

Vào đến chùa Tuệ Tế, hỏi những người cùng đi họ đều nói không thấy gì. Nghe nói vậy, trong lòng càng làm lạ. Trong đầu óc tôi, vốn không có tư tưởng thần dị, nhưng rõ ràng đây là một cảnh giới khác thường linh dị, khi nhìn quanh đài Phật Đỉnh, ngẩng lên bầu trời, nhìn xuống vực thẳm, tựa hồ như cả vũ trụ nằm trên bàn tay. Bầu trời xanh biếc, sóng bạc rập rờn, gió nhẹ đong đưa làn mây cuốn, thuở bình sinh tôi đã đi nhiều, nhưng chưa thấy nơi nào thanh thoát hơn đây. Tai nghe tiếng sóng triều dâng, lòng như hòa chung với biển, thân như ảo ảnh hòa tan trong vũ trụ bao la, hình ta biến đi đâu mất, ý ta tiêu tán nơi nao, ôi, tâm cảnh ấy đang như sống trong mơ, bất giác đã xuống đến chân núi Phật Dỉnh, qua chùa Pháp Vũ rảo bước đến động Phạm Âm trong tiếng chuông ngân. Cảnh u linh buổi chiều hôm ập xuống, đoàn người vội vã trở về chùa Phổ Tế, nghe nhà sư Liễu Dư, Đạo Giai mạn đàm Phật lý, tâm cảnh lân lâng, như bay bổng trong không gian vô tận.
  • "Dân Quốc năm thứ 5, tháng tám, ngày 25, Tôn Văn ghi".
Lời dẫn: Bút tích của Quốc phụ và vật báu nay được đặt trang trọng ở nhà khách của chùa Phổ Tế. Hồi tôi làm tri khách ở nhà khách chủa Phổ Tế, có nhiều quan chức cao cấp của chính phủ ngưỡng mộ mà đến xem bút tích của Quốc phụ, nhân đọc bài ghi của Quốc phụ tự thuật những điều mắt thấy, những truyện ly kỳ thần dị, có người vốn không tin đạo Phật cũng phải tỏ lòng kính ngưỡng, tin theo. Những người là tín đồ Phật tử càng thêm kiên định Quốc phụ xuất hiện không phải là tư cách của một vương giả, mà còn thuyết pháp cho các bậc đại thần văn võ, có lẽ Bồ tát tỏa ánh hào quang thị hiện ngay trước mặt Quốc phụ, có thể là như vậy chăng? Trong bài văn của Quốc phụ có câu: "Trong đầu óc tôi, vốn không có tư tưởng thần dị, nhưng rõ ràng đây là một cảnh giới khác thường linh dị..." Rõ ràng đây không phải là một câu nói của những người không tin đạo Phật, cho rằng đó chỉ là một hiện tượng tâm lý, thần kinh quá ư nhạy cảm mà thôi. Họ muốn phủ nhận sự linh dị chính mắt Quốc phụ trông thấy, họ cho rằng Quốc phụ sẽ nghĩ mình đường đường là một bậc đại trượng phu, giữ trọng trách là một nguyên thủ của một quốc gia, đâu lại tin vào những thứ mê tín cũ rích của Phật giáo, viết ra như thế thì sẽ hạ thấp danh giá của mình. Nhưng, Quốc phụ không những không nghĩ như vậy, mà còn viết rất kỹ lưỡng những gì mình đã trông thấy, không để sót một chi tiết nào. Quốc phụ cũng không sợ ai nói mình là tư tưởng thủ cựu, mê tín Phật giáo. Tôi nghĩ, có lẽ trong đám độc giả của chúng ta không có ai cho rằng người viết đoạn văn trên sẽ hạ thấp giá trị của mình. Ở đây tôi mong các độc giả không theo Phật giáo cũng nên có một tấm lòng rộng mở khách quan như vậy. Đó cũng là tấm lòng cũng như sự mong muốn của tôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 43. QUỐC PHỤ THĂM PHỔ ĐÀ
    THUẬT LẠI TRUYỆN THẦN DỊ
Mùa hạ năm Bính Dần, Hộ Quốc Quân dành thắng lợi, Viên Thế Khải chết đột ngột. Lê Nguyên Hồng lên thay chức Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc, cuộc cách mạng của đảng ta kết thúc một giai đoạn. Lúc đó, Quốc phụ đang ở Thượng Hải, khẳng khái nói rằng: "Chuyến này Lê Công ra nhậm chức, thiên hạ sẽ ổn định!" Thấy bọn quân phiệt Bắc Dương đang rục rịch chờ thời gây hấn, chúng tôi thong dong trong khoảng núi sông, lặng lẽ theo dõi thế sự đổi thay. Ít lâu sau, chúng tôi có dẫn các vị Hồ Hán Dân, Đặng Gia Nhạn, Phùng Tự Do, Đán Hy, Đới Thiên Thu, Chu Trách Văn, Chu Bội Tiên... đi thăm các vùng phía đông và phía tây tỉnh Chiết Giang, đô đốc Chiết Giang là Lã Công Vọng và Trương Nhạc mở tiệc đón tiếp, Đới Thiên Thu uống quá chén, say li bì đến tận hôm sau chưa tỉnh, bỏ cuộc đi thăm Tây Hồ, hai vị Phùng và Đáng cũng vì bận việc không tới Hàn Châu được, Quốc phụ bèn bảo các vị Hồ, Đặng, Chu, Chu cùng đi, có Trần Khứ Bệnh bí thư dân chính tỉnh Chiết Giang được sự giới thiệu của Đặng Gia Nhạn cũng đi theo. Thế là đoàn người vượt Tào Nga, qua Vũ Huyệt, tới vùng Ninh Ba Trấn Hải, rồi đến Phổ Đà.

Núi Phổ Đà là chốn danh lam thắng cảnh của đất Nam Hải, sông núi thanh u, cây cỏ um tùm, đi trong cảnh đó có cảm tưởng như đang lâng lâng ngoài cõi tục.

Ngày hôm đó, Quốc phụ đáp xe riêng đi trước, các vị khác đến sau. Đến Quán Âm đường (tức chùa Tuệ Tế ở Phật Đỉnh Sơn), đi khoảng một dặm đến một khu rừng rậm. Quốc phụ bỗng nhìn thấy mấy nhà sư, chắp tay trước ngực, dáng như chờ đón khách, cờ phan phấp phới như ẩn như hiện, sau rừng cờ có hiện lên một vị Tôn thần. Quốc phụ chăm chú nhìn kỹ thì bỗng nhiên mọi thứ đều tan biến trong bầu không gian huyền ảo, không còn để lại dấu vết gì. Quốc phụ hỏi từng người cùng đi: "Các vị chắc cũng trông thấy chúng tăng tụ họp trong rừng rậm, lập đạo tràng đấy chứ? Cờ phan phấp phới, y hệt như những lá cờ treo trên nóc chùa". Quốc phu vừa nói vừa chỉ về phía trước, mắt còn như đăm chiêu nhớ lại cảnh đã hiện ra trong giây lát vừa qua. Các vị cùng đi ngơ ngác, không biết trả lời sao. Lát sau Hồ Hán Dân dặn riêng mọi người chớ nên nói rộng việc này, e rằng mọi người lại lan truyền không lợi. Và sau đó cũng không ai dám tùy tiện bàn luận việc dó nữa.

Dân Quốc năm thứ 14, Quốc phụ mất, tôi đang ở Bắc Kinh, nghe mọi người đều truyền tụng rằng kiếp trước Quốc phụ là Động Thiên Cổ Phật, việc đó có liên quan đến việc Quốc phụ thấy Phật ở Phổ Đà Sơn. Ít lâu sau, một tờ tạp chí cho đăng bài "Phổ Đà Sơn du ký" (Ký sự chuyến đi thăm núi Phổ Đà) của Trần Khứ Bệnh viết, từ ấy đến nay, việc cũng đã qua, cảnh vật cũng nhiều thay đổi nên cũng không có thì giờ truy cứu lại tạp chí của Trần Khứ Bệnh, bất đồ gần đây lại phát hiện bút tích của Quốc phụ! Ôi! Thật là kỳ lạ! Bút tích của Quốc phụ ai ai cũng biết, có người cho đó không phải là nét chữ của Quốc phụ. Tôi với Trần Khứ Bệnh là bạn cũ với nhau, chữ của Trần quân là phỏng bút pháp của Tô Đông Pha, nhìn qua là nhận ra ngay, tôi có thể nói chắc chắn rằng: Đó không phải là chữ của Quốc phụ. Có người lại cho rằng: Quốc phụ sai thư ký của mình chấp bút, nói như vậy cũng chỉ là dự đoán. Tôi cho rằng không phải như vậy. Nếu đúng như vậy thì phải có chữ ký như đã thấy ở các quyển khác. Nay không thấy có, mà câu truyện lại lưu truyền sau khi Quốc phụ mất, lẽ nào người chết lại có thể gặp thư ký của mình đẻ bảo chấp bút giúp được chăng? Cho nên tôi có thể khẳng định lại một lần nữa là: việc Quốc phụ trông thấy điều thần dị là có thật, riêng bút tích của người thì rõ ràng là ngụy tạo.
  • Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 42 tháng 10
    Đặng Gia Nhạn (Quế Lâm) viết tại Nhất Chi Lô Đài Bắc.
  • 44. BÚT TÍCH TIÊN SINH AI NGỤY TẠO
    THỬ TÌM LAI LỊCH RÕ THỰC HƯ
Nay xin đưa ra đây những lời dẫn của Pháp sư Ấn Thuận trả lời về vấn đề nói trên, để độc giả tham khảo, để chứng minh việc này không phải là người đời sau ngụy tạo.

Về bài "Phổ Đà Chí Dị" của Tôn Trung Sơn tiên sinh, có người cho rằng do Trần Khứ Bệnh viết thay, có người không tin là như vậy. Nhưng dù là thật hay giả, thì việc thấy điều thần dị ở núi Phổ Đà là điều không thể phủ nhận được. Tôi đọc bài viết của Triệu Quân gửi đến, nghĩ đến những lời giải thích mà tôi đã được nghe, nên có giữ lại bài đó để làm tài liệu tham khảo trong việc khảo cứu bài văn đó.

Dân Quốc năm thứ 23, vào cuối tháng 5 âm lịch, tôi từ Vũ Viện về Phổ Đà, lên Duyệt Tạng Lâu (Lầu đọc tạng kinh) ở Phật Đỉnh Sơn để đọc kinh tạng, Tri khách là sư Nguyệt Tỉnh và Tụng Lai, đến nói với tôi rằng gần đây Phổ Đà Sơn mới phát hiện bút tích của Quốc phụ. Thầy cầm bức ảnh đưa tôi xem, tôi có hỏi kỹ quá trình phát hiện bút tích, nghe ra cũng có tình có lý. Nên tôi mới viết một bài văn ngắn cho đăng trên "Phật Giáo Nhật Báo".

Sự việc là như thế này, vị đại Tri khách Vạn Tùng ở Chùa Trước, tuy là người nơi khác đến, nhưng ở Phổ Đà rất lâu, rất quen thuộc mọi việc ở đây. Mùa hè năm ấy, nhận chức trụ trì ở Am Tịnh Độ, Am Tịnh Độ thực sự chỉ là một ngôi miếu nhỏ tương đối vắng vẻ hoang vu, một dịp tiếp khách, Vạn Tùng có đưa ra tài liệu này. Người trụ trì của Am Tịnh Độ, tôi không nhớ tên, tại sao lại có được tài liệu này? Nghe nói Tôn Trung Sơn tiên sinh, khi thăm núi Phổ Đà, hồi đó Phương trượng của Chùa Trước là Hòa thượng Liễu Dư, hình như cũng cùng dẫn đoàn người đi thăm các nơi. Khi đi thăm về, ăn cơm chiều ở buồng Hòa thượng Chùa Trước, Trung Sơn tiên sinh có nói đến việc nhìn thấy cảnh thần dị, Hòa thượng Liễu Dư nhân đó xin tiên sinh viết lại ít dòng để kỷ niệm. Hòa thượng kể rằng bài "Chí Kỳ" (ghi lại điều kỳ lạ) đó là tiên sinh viết trong phòng Phương trượng ở Chùa Trước. Ngay tối hôm đó, đoàn khách rời chùa xuống núi, sau khi Hòa thượng Liễu Dư tiễn khách về, quên khuấy mất việc đó, đến sáng hôm sau hỏi lại, thì không biết tài liệu đó biến đâu mất rồi. Thì ra hồi đó có một nhà sư là Thị giả ở phòng Phương trượng, tuổi còn trẻ, chưa hiểu gì lắm, song đối với Trung Sơn tiên sinh thì lại vô cùng ngưỡng mộ, nên ông đã dấu tài liệu đó đi. Sau hai mươi năm, cuộc sống chật vật, Am Tịnh Độ cũng hoang tàn, không sao duy trì nổi, và bản thân ông cũng biết mình không còn đủ tư cách và sự cần thiết để duy trì Am nữa, nên ông đã giao lại cả tài liệu nói trên.

Lai lịch của tài liệu đó, theo sự trình bày như vậy, thì cũng có thể gọi là hợp tình hợp lý! Nếu cho là ngụy tạo, thì người trụ trì của Am Tịnh Độ về văn chương, lời lẽ cũng như nét chữ, có lẽ cũng không sao ngụy tạo nổi. Vậy thì, người ngụy tạo là ai?

Chúng tôi đọc xong hai bài giải thích của Đặng tiên sinh và Pháp sư Ấn Thuận, khiến chúng tôi càng hiểu thêm lai lịch về việc này. Theo Đặng tiên sinh thì, Trung Sơn tiên sinh đúng là có thấy truyện thần dị, lúc đó ông ta cũng có mặt, chính tai ông cũng có nghe Quốc phụ kể lại những điều kỳ dị. Sở dĩ ông viết văn phủ nhận có việc đó, có thể có hai lý do sau đây: một là ông ta cho rằng họ đều là những người của một đảng cách mệnh, không nói những truyền "thần linh quái đản" mà phải bài trừ mê tín dị đoan, cho nên không chủ trương tuyên truyền đề cao việc đó được! Hai là ông lại là con chiên của tín đồ đạo Cơ Đốc, rất không muốn Quốc phụ "nói ra bằng lời, viết ra bằng bút" về những điều linh dị của đạo Phật mà người đã thấy, như vậy sẽ tăng thêm tín độ Phật giáo. Cho nên ông phải phủ nhận tài liệu đó là ngụy tạo.

Nhưng Pháp sư Ấn Thuận đã giải thích kỹ lưỡng về lai lịch sự việc lý bấy giờ, để chứng minh rằng bài văn đó đích thực là bút tích của Quốc phụ, nếu nói là ngụy tạo, thì ai là người ngụy tạo? Từ đó, chúng ta càng tin tưởng đối với bút tích của Quốc phụ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phổ Đà Sơn Dị Truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 45. MÁU QUÂN NHẬT DÂY BẨN DANH SƠN
    TỰ BIẾT TỘI RÚT QUÂN TỨC KHẮC
Thời kháng chiến, người Nhật chiếm đóng khắp trên đất nước Trung Hoa. Dân Quốc năm thư 32, hồi tháng 7 có khoảng bảy, tám ngàn quân Nhật đóng ở Phổ Đà. Các am ở ven biển đều cs quân Nhật chiếm đóng. Quân lính thì cắm trại trên bãi biển, cho nên đối với các chùa chiền trên núi chúng cũng không phá phách gì. Song hàng ngày chúng lùng sục khắp các đảo nhỏ kiếm trâu bò gà vịt dê cừu, đem lên núi giết thịt, dây bẩn chốn danh sơn (trước khi quân Nhật đến đây, trên núi lúc nào cũng trai tịnh). Bỗng có một buổi tối, bên tảng đá Thiện Tài, phát hiện có ánh đèn, chúng bèn chiếu đèn pha để kiểm tra, trong đám mây mù chúng cảm giác như thấy có chiến hạn của quân đồng minh tấn công đến, chúng hoảng hốt nả pháo vào đám mây mù, nào ngờ sau đó chúng thấy chỗ nào cũng có đèn nổi lên, di động trên mặt biển. Quân Nhật càng tin rằng có quân đồng minh thật, bắn liền hàng loạt phi pháo vào núi. Thật là lạ, trên mặt biển bỗng xuất hiện rất nhiều đèn đỏ, di động dần về phía doanh trại của chúng trên bãi cát, đèn càng đến gần càng sáng, trông rõ cả mặt người đứng trên bờ, nhưng đèn chỉ ở trên mặt biển, không di động lên bờ, lúc đó quân Nhật hiểu ngay đó là Bồ tát hiện hóa, không muốn cho chúng phá rối đạo tràng của chốn danh sơn, chúng bèn quỳ rạp cả xuống, lễ khấn đèn đỏ. Sau đó ba ngày, thấy chúng tự động rút quân khỏi núi.
  • 46. LẦU ĐỌC KINH ƯU TIÊN THAM CỨU
    QUY ĐỊNH RÕ BIA ĐÁ CÒN GHI
Phật Đỉnh Sơn còn có tên là Bạch Hoa Sơn, hoặc là Bồ tát Đỉnh, nằm giữa bốn ngọn núi, cao tới 116 trượng. Đứng trên đỉnh cao nhìn về phía xa, biển trời mênh mông "có cảm giác như cả vũ trụ nằm trên bàn tay" (lời Quốc phụ), nhìn phía dưới, ánh hồng phản chiếu có ngọn núi in bóng trên mặt biển, trông tựa như những chiếc gáo tròn úp trên vũng nước. Trước đây có ngôi đình xây bằng đá trong có tượng Phật, nay dựng thành cây đèn tháp, để chỉ hướng cho tàu thuyền qua lại. Câu "Trèo lên đài Thiên Đăng (đèn trời) ở Phật Đỉnh Sơn" của Quốc phụ viết, chính là chỉ nơi đây. Từ chỗ đài Thiên Đăng đi xuống không xa là chùa Tuệ Tế, chùa này là một trong ba ngôi chùa lớn của Phổ Đà, được xây từ thời Minh, đến năm Càn Long thư 58 mới có thêm bảo điện Viên Thông. Năm Quang Tự thứ 33 có thỉnh được các sách kinh điển đại tạng từ Bắc Kinh đưa tới, sau có Hòa thượng Văn Chánh xây dựng mở rộng, nơi đây mới trở thành ngôi chùa lớn, xếp ngang hàng với Chùa Trước và Chùa Sau, và được coi là ba tùng lâm lớn của Phổ Đà, nhưng dù sao vẫn chỉ là hàng tùng lâm con cháu mà thôi. Chùa Tuệ Tế tục gọi là Phật Đỉnh Sơn, quả là một thắng cảnh yên tĩnh, là nơi tĩnh tâm tu hành, nghiên cứu Phật điển, đất cao người vắng, là chốn đạo trang thanh tĩnh nhất của cả vùng núi Phổ Đà. Quy mô cũng rất khả quan, Lầu Kinh Tạng sạch sẽ khang trang, thiết bị đầy đủ, hoàn thiện hơn hẳn các nơi khác, có nơi riêng đủ cho tám người ngồi đọc kinh tạng thường xuyên, đặt ra chế độ ưu tiên, như Ấn Thuận Pháp sư là bậc đại sư Phật học đương đại, là người đã từng đọc kinh tạng ở đây mấy năm liền, người đi sâu vào kinh tạng, nên trí tuệ của người mới được uyên bác như ngày nay.

Năm Dân Quốc thứ 36, tôi đến núi Phổ Đà, thấy có bia đá khắc chữ, ưu đãi những ai đến đọc kinh tạng, cho nên cũng rũ mấy vị đồng đạo cùng học đến Phật Đỉnh Sơn xin đọc. Sở nguyện của chúng tôi định ở đây ba năm, được thầy trụ trì chùa này nói rõ các chế độ ưu đãi đối với người đọc (theo quy định thì cứ tám vị Pháp sư đến đọc sẽ được cúng dàng người phụ dịch trà nước, phí tổn là trích từ mấy mẫu ruộng thì điền hộ pháp cung ứng, ngoài ra còn cúng dàng người đọc ở lại ăn uống, cho nên lầu đọc kinh này dường như không liên quan gì đến chùa cả, vì đó là người trước phát nguyện cúng dàng Tăng chúng thập phương ở lại đó để đọc kinh tạng, con cháu của bản tự không được chiếm dụng, có lời văn khắc trên bia đá minh chứng, điều đủ thấy người xưa hết lòng vị pháp, thành tựu Tăng tài). Có lầu đọc sách tốt như vậy cộng thêm có những quy định rõ ràng, có thể nói là hiếm có trong cả nước, nhưng thời ấy chúng tôi đến đó, trai lương của thường trụ không đủ, không thể làm theo quy định của người xưa, đời sống quá ư đạm bạc, nên khó duy trì ở mãi được. Chúng tôi ở lại vài ngày bèn rời đi luôn, một mặt vì lúc bấy giờ ở Chùa Trước đang giảng kinh Pháp Hoa, nên cũng xin đến nghe giảng, do đo mà không ở lại Phật Đỉnh Sơn nữa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách