Hình tượng linh vật “Rồng Việt Nam” trong di tích kiến trúc

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
Hình đại diện của người dùng
damyngheankhang
Bài viết: 2
Ngày: 11/06/23 19:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình
Nghề nghiệp: chế tác lăng mộ đá
Liên hệ:

Hình tượng linh vật “Rồng Việt Nam” trong di tích kiến trúc

Bài viết chưa xem gửi bởi damyngheankhang »

Trong di tích kiến trúc của người Việt, hình tượng Rồng Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng, thường được thể hiện nhiều nhất, tiếp đến là Lân, Phượng. Còn những linh vật khác chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, mang tính chất điểm xuyết, tăng thêm tính linh cho công trình tôn giáo – tín ngưỡng.
Hình tượng linh vật “Rồng”
Truyền thuyết thường nói rằng: người Việt là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ đó mà người ta đinh ninh Rồng Việt có gốc vào thời cổ đại.
Từ chức năng gắn với nguồn nước, có người còn gắn cho nó có gốc gác tự nhiên. Tác giả đó dựa trên âm điệu đồng dạng: cơn giông, dòng sông,.. để nói rằng nó là sản phẩm bản địa. Trượt trên dòng suy tưởng này, có người còn muốn đẩy rồng lên thành biểu tượng của dân tộc. Cũng có người cực đoan cho Rồng làn sản phẩm của phong kiến, biểu tượng của vua, để rồi dẫn dắt đến nhận thức, lập luận sai lầm. Đó là một thời, song không mấy ai chịu quan tâm tới tận nguồn cội.
Hình ảnh
Rồng là sản phẩm chung của nhân loại
Thực ra, Rồng là sản phẩm chung của nhân loại, một trong nhiều nguồn gốc dễ được chấp nhận, cho rằng Rồng được nảy nở từ vùng Trung Cận Đông, khởi thủy là rắn Mútx – Hútx, tức rắn bóng loáng (biểu hiện sự linh thiêng, không thấy ghi lại về kích thước loại rắn này). Con rắn thần đó bò sang phía Tây, dần dần hóa thân thành Rồng lửa (có khi ba đầu), phần nhiều hiện thân cho sự ác. Sang phí Nam và Đông, nó thường nhập thân với con rắn thiêng của địa phương để thành loại Rồng hoặc rắn thần có sức mạnh vô biên mang tới nhiều điều tối lành. Đó là rắn Naga nhiều đầu, rắn vĩnh của Vasuki của Ấn Độ. Có lẽ ở các nước Nam Á, nó còn hội tụ trên thân vài yếu tố về sức mạnh của loài thú gắn với nước, mà chủ yếu là voi. Vào với Trung Quốc, ít nhất rắn thần chịu hai áp lực: sự phân hóa xã hội mạnh và văn hóa đồng cỏ chi phối, nó trở nên có yếu tố thú và phần nào có nét dữ dội. Tất cả những hình thức nêu trên, trước và sau ít nhiều đều ảnh hưởng tới tạo hình Rồng Việt. Rõ ràng, hình tượng của con Rồng Việt đã phản ánh rõ nét, ở một lĩnh vực nào đó, về diễn trình phát triển của lịch sử nghệ thuật tạo hình dân tộc.
Hình tượng rồng trong tâm thức người Việt
Rồng được định hình trong tâm thức người Việt từ thời nào, không ai rõ. Có nhiều ngờ vực nó xuất hiện từ thời đồ đồng với bóng dáng là dôi cá sấu, được đặt tên là Giao Long. Nhưng trong truyền thuyết, thì chỉ một truyện về Âu Cơ và Lặc Long Quân được san định lại vào thời tự chủ (khoảng thế kỷ 13), gán cho Lặc Long Quân thuộc nòi Rồng (đặc tính này chỉ xả ra muộn). Còn tích Sơn Tinh – Thủy Tinh và nhiều tích khác đã không thấy bóng dáng của linh vật này.
Vài đời An Dương Vương, việc xây dựng Loa thành chỉ gắn với tiên, thần Rùa, gà sống. Tới tận thời Triệu Việt Vương mới thấy nói có thần nhân cưỡi Rồng từ trên trời xuống. Đây là giai đoạn đạo Phật bắt đầu được nhân dân ta tôn sùng (với Phật phát Vinitaruci gần gũi tín ngưỡng dân dã). Một biểu hiện cụ thể, đó là sự kiện vua Việt ( Vạn Xuân) đã tự nhận là Lý Phật Tử (người con Phật họ Lý). Điều đó đã cho chúng ta nghĩ tới một Phật thoại về Rồng, do được nghe Phật giảng đạo mà giác ngộ, nên Rồng đã nguyện biến thành thuyền để đưa Phật đi hoằng dương đạo pháp ở khắp nơi. Như thế, một giả thiết được đặt ra là: Rồng đã theo đạo Phật vào đất Việt rồi hội với con rắn – chủ nguồn nước, mà dần thành Rồng Việt với chức năng đề cao, tôn sùng Phật đạo, từ đó cũng đồng nhất với tôn trọng pháp lực của Rồng.
Hình ảnh
Tới thế kỷ 10, dưới đời vua Đinh Tiên Hoàng, Rồng vẫn chỉ là linh vật hỗ trợ, nằm ngoài con người có quyền năng. Nhưng tới đời vua Lê Đại Hành thì nó trở thành bản mệnh của vua. Đó là một xu hướng tất yếu và Rồng phần nào đã đồng được đồng nhất với nhà vua. Hiện tượng này đạt đỉnh cao ở thời Lý, rồi sau đó, chức năng này nhạt dần, để Rồng sống chung thủy với chủ nhân cơ bản của nó trong văn hóa xóm làng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Trung Hoa, tới thời Lê Sơ, Rồng cũng phân thân lưỡng cực với những quy định riêng ( 5 móng là của vua, ngoài ra đều ít hơn).

Trở lại Rồng Việt Nam, chúng tôi sẽ tập trung phân tích kỹ hơn, vì rõ ràng số lượng xuất hiện về nó thật phong phú đa dạng. Rồng có mặt khắp mọi nơi, mọi thời, điều này không phải linh vật nào cũng có được.

Rồng Việt Nam Thế kỷ 11 – 12
Dưới thời Lý, người Việt chú ý nhiều đến Phật giáo, coi như một sự cưỡng lại những giáo điều của đế quốc khổng lồ phương Bắc. Đồng thời để khẳng định tính độc lập dân tộc, người Việt cũng quan tâm nhiều đến dòng văn hóa phương nam.

Coi Rồng trong tạo hình nghệ thuật thời Lý không phân định thuộc tầng dưới hay tầng trên. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. khi nhắc đến Rồng thời Lý thường hay gắn với vua, hoặc Rồng bay lên (Thăng Long). Trong giai đoạn này, từ chính quyền trung ương cho đến người dân, ý thức giải Hoa mạnh mẽ. Người đương thời không muốn lệ thuộc vào ý thức được nảy sinh từ dòng chảy văn hóa Trung Hoa của ngàn năm Bắc thuộc. Chính con Rồng là một điển hình của ý thức này.

Đối với phật giáo, Rồng được coi là một hình tượng biểu tượng của Diêm Vương, đại diện cho thế giới bên dưới, đã quy y Phật pháp, nên việc đạo Phật du nhập tới các miền của thế giới cũng là điều kiện để truyền bá con Rồng. Trong hoàn cảnh ấy, người ta nhận thấy con Rồng thời Lý khi đến với ngôi chùa, nó cũng dễ được đẩy lên thành một hiện thân của nguồn hạnh phúc. Và khi Phật giáo được tôn sùng, thì như một điều tất yếu, vua nhà Lý sẽ bá chiếm con Rồng, để người dân tôn sùng Rồng – đồng nhất với tôn sùng vua. Như vậy, Rồng thời Lý đã chứa đựng trong nó một quyền năng tối thượng, để vừa là biểu tượng cho vua, vừa biểu tượng cho thần linh dân dã – chủ của nguồn nước, hiện thân của mọi nguồn hạnh phúc. Tinh thần nêu trên như một minh chứng cho hình thức con Rồng mang nhiều yếu tố phương Nam. Tất nhiên không loại trừ những dấu vết tốt đẹp mà người Việt đã tiếp thu từ văn hóa phương Bắc, qua hơn một ngàn năm bị đô hộ.
Hình ảnh
Rồng thời Lý xuấ hiện đa dạng trong các bố cục khác nhau, người ta đã tìm thấy trên những bệ Phật ở chùa Phật Tích, chùa Ngô Xá, trên những cột thiêng như hiện vật cổ ở di chỉ Bách Thảo (Hà Nội), ở cột đá chùa Dạm, trong lòng lá đề bằng đá ở chùa Phật Tích,… dưới các hình thức khác nhau: Rồng ổ, Rồng đôi, Rồng đơn hoặc kết hợp với các đề tài trang trí khác.

Ở di chỉ Bách Thảo là Rồng ổ cuộn quanh trụ đá. Rồng ổ cũng được tìm thấy ở bệ bia chùa Long Đọi và bệ bia chùa Ngô Xá. Gần đây lại tìm được một Rồng ổ lớn nhất trong “thiên tỉnh” của chùa Phật Tích (có đường kính thân xấp xỉ 30cm). Một số nhà mỹ thuật truyền thống đã đặt ra giả thiết cho rằng, đó là một biểu tượng “thủy Long” có chân đạp vào giữa để cùng nâng lá đề trong thế cân xứng.

Thế kỷ 13 – 14
Nếu như từ thời Lý đến đầu thời Trần mới chỉ thấy Rồng có mặt trên những kiến trúc liên quan đến vua, thì đến thế kỷ 14, chúng ta đã gặp nhiều hình rồng trên các ngôi chùa làng, khá đa dạng, trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, đất nung.

Trên chất liệu đá, đã xuất hiện những con Rồng thành bậc tại một số ngôi chùa, như chùa Phổ Minh, chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Trần Đăng,… Những con rồng này thường được tạo tác với hình thức mập khỏe, thân có vẩy hoặc để trơn, uốn 5 khúc. Rồng ở chùa Phổ Minh thể hiện đang trong giai đoạn chuyển hóa, đã có sừng, tai, mũi sư tử, thân mập, khúc doãng. Rồng thành bậc ở cửa chùa đã có 5 chiếc lông đuôi mảnh lượn nhẹ ra sau. Trần tháp Phổ Minh có đôi Rồng được chạm trên “thớt tròn”. Trung tâm của “thớt tròn” là một mặt trời dưới dạng vành tròn, bao quanh mặt trời là đôi Rồng trong thế lộn đầu đuổi nhau, lần đầu tiên bắt gặp Rồng có lưng thể hiện kiểu “vòng yên ngựa”. Rồng cũng xuất hiện khá nhiều trên nhang án đá, được thể hiện cùng hàng với Garuda để “nâng” đài sen, như biểu hiện một sự quy y được chiếu giễu từ pháp lực vô biên của Phật và Bồ Tát.

Ngoài chạm trên gỗ, đá, Rồng thời này còn được tìm trên các hiện vật bằng đất nung. Đó là đôi Rồng chầu trong ván lá đề (hiện vật khu di tích 18 Hoàng Diệu). Về phương thức và bố cục thể hiện giống với Rồng thời Lý, nhưng các chi tiết không còn tỉ mỉ, trau chuốt như trước nữa.
Nguồn bài viết: https://damyngheankhang.vn/rong-viet-nam.html


Đá mỹ nghệ An Khang là cơ sở chế tác đá chuyên nghiệp các mặt hàng về đá mỹ nghệ tại làng nghề Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình với các sản phẩm chất lượng cao. Website: https://damyngheankhang.vn
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách